Mỹ chuyển giao tên lửa tầm xa cho Ukraine

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Vedant Patel xác nhận, Mỹ đã chuyển giao cho Ukraine các Hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS) tầm xa để sử dụng trong lãnh thổ quốc gia Đông Âu này. Tên lửa cũng đã được đưa tới Ukraine trong tháng này.

Phát biểu trước báo giới, ông Patel khẳng định, tên lửa chiến thuật lục quân tầm xa là một phần trong gói viện trợ quân sự trị giá 300 triệu USD của Mỹ dành cho Ukraine được công bố hôm 12/3 vừa qua.

Nhà Trắng trước đó khẳng định, Mỹ chỉ chuyển cho Ukraine biến thể tên lửa chiến thuật lục quân có tầm bắn ngắn hơn, khoảng 165 km. Tuy nhiên, biến thể tên lửa mà Mỹ mới cung cấp cho Ukraine có thể tấn công các mục tiêu ở khoảng cách lên đến 300 km.

Lời xác nhận của Bộ Ngoại giao Mỹ được đưa ra cùng ngày với sự kiện Tổng thống Mỹ Joe Biden ký ban hành luật cung cấp viện trợ mới trị giá 61 tỷ USD cho Ukraine. Ngay sau sự kiện này, Bộ Quốc phòng Mỹ đã nhanh chóng công bố gói viện trợ 1 tỷ USD dành cho Ukraine, trong đó chú trọng tới nhu cầu cấp thiết về đạn phòng không và đạn pháo của quốc gia này.

Nga nhiều lần lên tiếng phản đối phương Tây chuyển giao vũ khí cho Ukraine. Moscow nhấn mạnh, việc phương Tây tăng cường cung cấp vũ khí cho Ukraine không dẫn tới Chiến tranh Thế giới thứ Ba.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đến thăm tỉnh Kursk lần đầu tiên kể từ khi Moscow tuyên bố giành lại hoàn toàn quyền kiểm soát khu vực này, sau cuộc đột kích bất ngờ của lực lượng Ukraine năm 2024.

Vương quốc Anh đã đình chỉ các cuộc đàm phán thương mại tự do với Israel vào ngày 20/5, đồng thời áp đặt lệnh trừng phạt đối với một số cá nhân và thực thể ủng hộ bạo lực chống lại cộng đồng người Palestine.

Một ủy ban đặc biệt của Mỹ sẽ xem xét lại quá trình rút quân đầy hỗn loạn của nước này khỏi Afghanistan vào tháng 8/2021.

Israel đang chuẩn bị tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran, ngay cả khi chính quyền Tổng thống Donald Trump đang theo đuổi một thỏa thuận ngoại giao với Tehran.

Đại sứ Ai Cập tại Nga, ông Nazih Elnaggari cho biết, Cairo đang theo dõi sát sao sự phát triển của tuyến hàng hải Bắc Cực và không coi đó là mối quan ngại đối với kênh đào Suez.

Các doanh nghiệp Nga và Malaysia hiện đang phối hợp xử lý vấn đề nhập khẩu năng lượng Nga, bao gồm cả khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), theo thông tin từ Đại sứ quán Nga tại Kuala Lumpur.