Mỹ chi gần 2 tỷ USD để mua hệ thống HIMARS
Bộ Quốc phòng Mỹ vừa trao hợp đồng trị giá 1,933 tỷ USD cho Tập đoàn Lockheed Martin để sản xuất hệ thống tên lửa phóng loạt HIMARS (MLRS). Địa điểm sản xuất và kinh phí chi tiết sẽ được xác định theo từng đơn đặt hàng. Hợp đồng này dự kiến hoàn thành trước ngày 31/5/2028.
Trước đó vào tháng 5, Lầu Năm Góc công bố hợp đồng với Lockheed Martin trị giá 861,3 triệu USD, thời hạn đến 31/5/2026.
Bộ Quốc phòng Mỹ không tiết lộ số lượng dự định sản xuất và đưa vào sử dụng theo hợp đồng hay cụ thể nước nào sẽ sử dụng chúng.

Vào tháng 4/2023, quân đội Mỹ ký hợp đồng trị giá 4,8 tỷ USD với Lockheed Martin. Theo đó, hãng này sẽ sản xuất loạt đạn rocket dẫn đường (GMLRS) cùng các thiết bị liên quan cho HIMARS. Hợp đồng dự kiến hoàn thành trước 30/10/2026.
HIMARS là tổ hợp tên lửa phản lực phóng loạt do BAE Systems và Lockheed Martin (Mỹ) sản xuất từ năm 2003, cung cấp bệ phóng linh hoạt cho nhiều loại đạn dược khác nhau. Hệ thống này có thể phóng sáu tên lửa dòng MLRS hoặc một tên lửa chiến thuật ATACMS.
Tầm bắn của HIMARS có thể đạt tới 500 km, tùy thuộc vào loại tên lửa được sử dụng. Điểm đặc biệt của HIMARS là có thể nhanh chóng quay đầu, khai hỏa và rời khỏi nơi phát hỏa.


Một máy bay phản lực Eurofighter Typhoon của Anh đã thực hiện thành công chiến thuật quan trọng tiếp nhiên liệu trên không trong khuôn khổ cuộc tập trận Ramstein Flag của NATO.
Ông Kirill Dmitriev, Đặc phái viên của Tổng thống Nga về kinh tế tuyên bố rằng, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ngăn chặn được chiến tranh thế giới thứ ba.
Các mức thuế mới của Tổng thống Donald Trump lớn hơn dự kiến, hậu quả kinh tế bao gồm lạm phát cao hơn và tăng trưởng chậm hơn có thể xảy ra, theo Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).
Số người thiệt mạng trong trận động đất tại Myanmar là 3.301 người, trong khi 4.792 người bị thương và 221 người vẫn mất tích.
Tổng thống Donald Trump quyết định gia hạn thêm 75 ngày để công ty công nghệ Trung Quốc ByteDance bán các tài sản TikTok tại Mỹ cho một nhà đầu tư không phải Trung Quốc, nếu không sẽ đối mặt với lệnh cấm.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 4/4 báo cáo nguồn cung cấp điện và nước tại Myanmar vẫn bị gián đoạn, làm giảm khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế và tăng nguy cơ bùng phát bệnh tật.
0