Mỹ - Châu Âu căng thẳng tại Hội nghị An ninh Munich

Hội nghị An ninh thường niên diễn ra tại Munich, Đức đang chứng kiến căng thẳng leo thang giữa Mỹ và các đồng minh châu Âu.

Căng thẳng xuất hiện trong bối cảnh Tổng thống Donald Trump tiếp tục thay đổi nhiều chính sách đối ngoại, đặc biệt liên quan đến Ukraine, thương mại và chi tiêu quốc phòng.

Dẫn đầu phái đoàn Mỹ tại Hội nghị An ninh Munich lần này là Phó Tổng thống JD Vance. Trước đây, khi còn là thượng nghị sĩ, ông Vance từng cho rằng Mỹ nên tập trung nhiều hơn vào châu Á và Trung Đông, thay vì dành quá nhiều nguồn lực cho Ukraine. Giờ đây, với vai trò mới, ông sẽ làm rõ chính sách của Mỹ với các đồng minh châu Âu, trong đó có kế hoạch hòa bình cho Ukraine mà chính quyền Tổng thống Trump đang theo đuổi. Dự kiến, Phó Tổng thống Mỹ JD Vance sẽ có cuộc gặp với Tổng thống Ukraine bên lề Hội nghị An ninh Munich.

Trong khi đó, Nga khẳng định chưa có cập nhật mới về tiến trình hòa bình Ukraine, bất chấp tuyên bố từ Tổng thống Mỹ Donald Trump rằng Moscow sẽ tham gia đàm phán tại Munich. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết, Moscow không được mời tham dự hội nghị, đồng thời chỉ trích sự kiện này đã thay đổi bản chất, từ một diễn đàn an ninh trở thành nơi ủng hộ chính quyền Kiev. Nga cho rằng, các chính sách được thảo luận tại hội nghị đang đi ngược lại với lợi ích an ninh của châu Âu.

Ngoài vấn đề Ukraine, hội nghị Munich lần này cũng thảo luận về hàng loạt vấn đề quan trọng, từ việc Mỹ gây áp lực yêu cầu châu Âu tăng chi tiêu quốc phòng, tranh cãi liên quan đến đảo Greenland giữa Mỹ và Đan Mạch, cho đến căng thẳng thương mại xuyên Đại Tây Dương và những bất ổn tại Trung Đông.

Hội nghị An ninh thường niên Munich kéo dài trong ba ngày, bắt đầu từ 14/2. Với những khác biệt ngày càng lớn giữa Mỹ và châu Âu, giới quan sát lo ngại sự kiện năm nay sẽ khó đạt được đồng thuận.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Số người thiệt mạng trong trận động đất tại Myanmar là 3.301 người, trong khi 4.792 người bị thương và 221 người vẫn mất tích.

Tổng thống Donald Trump quyết định gia hạn thêm 75 ngày để công ty công nghệ Trung Quốc ByteDance bán các tài sản TikTok tại Mỹ cho một nhà đầu tư không phải Trung Quốc, nếu không sẽ đối mặt với lệnh cấm.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 4/4 báo cáo nguồn cung cấp điện và nước tại Myanmar vẫn bị gián đoạn, làm giảm khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế và tăng nguy cơ bùng phát bệnh tật.

Thủ tướng Canada Mark Carney cho biết, nước này đã nhận được “kết quả tốt nhất trong một loạt các thỏa thuận khó khăn” từ động thái áp thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump, trong một tuyên bố vào ngày 4/4.

Các Bộ trưởng Ngoại giao NATO đã kết thúc hai ngày họp tại Brussels vào ngày 4/4, tập trung vào công tác chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh NATO sắp tới tại The Hague.

Bộ tài chính Trung Quốc thông báo sẽ áp thuế 34% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ Mỹ, bắt đầu từ ngày 10/4.