Mỹ bắt đầu áp thuế 10% với tất cả hàng nhập khẩu
Từ 0h01, giờ miền Đông (04h01 giờ GMT) ngày 5/4, đợt áp thuế đối ứng đầu tiên của Mỹ bắt đầu có hiệu lực tại các cảng biển, sân bay và kho hải quan của Mỹ, đánh dấu sự bác bỏ hoàn toàn của chính quyền Trump đối với hệ thống thuế suất được thỏa thuận chung sau Thế chiến II.
“Đây là hành động thương mại lớn nhất trong lịch sử chúng ta”, bà Kelly Ann Shaw, luật sư thương mại tại Hogan Lovells và cựu Cố vấn thương mại Nhà Trắng trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump, cho biết. Phát biểu tại một sự kiện của Viện Brookings ngày 5/4, bà Shaw dự kiến mức thuế quan sẽ thay đổi theo thời gian khi các quốc gia tìm cách đàm phán mức thuế thấp hơn. “Nhưng đây là một sự thay đổi khá lớn và đáng kể trong cách chúng ta giao dịch với mọi quốc gia trên thế giới”, bà nói thêm.
Trong số các quốc gia đầu tiên bị áp mức thuế 10% có Australia, Anh, Colombia, Argentina, Ai Cập và Ả Rập Xê Út. Một bản tin của Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ gửi cho các hãng vận chuyển cho biết, không có thời gian gia hạn cho hàng hóa trên biển từ nửa đêm ngày 5/4. Nhưng một bản tin của Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ đã đưa ra thời gian gia hạn 51 ngày đối với hàng hóa đã được chất lên tàu hoặc máy bay, quá cảnh đến Mỹ trước 0h01 sáng 5/4. Những hàng hóa này cần phải đến Mỹ trước 0h01 sáng ngày 27/5 để tránh mức thuế 10%.

Từ ngày 9/4, hàng hoá nhập khẩu từ khoảng 60 nước đang thi hành các rào cản thuế quan và phi thuế quan đối với hàng hóa Mỹ sẽ bị áp thuế đối ứng từ 10% đến 49%. Hàng nhập khẩu từ Liên minh châu Âu sẽ bị đánh thuế thêm 20%, trong khi hàng hóa Trung Quốc sẽ bị đánh thuế thêm 34%, nâng tổng mức thuế mới mà ông Trump áp đặt đối với Trung Quốc lên 54%.
Thông báo về thuế quan được ông Trump đưa ra hôm 2/4 đã làm rung chuyển thị trường chứng khoán toàn cầu, thổi bay 5 nghìn tỷ USD vốn hóa thị trường chứng khoán Mỹ chỉ trong 2 ngày, nâng tổng mức vốn hóa bị mất từ khi ông Trump nhậm chức lên gần 8 nghìn tỷ USD. Giá dầu và các loại hàng hóa khác cũng lao dốc, trong khi các nhà đầu tư tìm đến sự an toàn của trái phiếu chính phủ.
Thuế đối ứng áp dụng với hầu hết hàng nhập khẩu vào Mỹ. Tuy nhiên, hàng trăm sản phẩm sẽ không phải chịu thuế này. Chính quyền Mỹ đã công bố một danh sách miễn trừ thuế đối ứng bao gồm nhiều mặt hàng chiến lược như các sản phẩm năng lượng, khoáng sản không có tại Mỹ và các loại hóa chất thiết yếu phục vụ ngành năng lượng và sản xuất. Ngoài ra, vaccine và một số kim loại quan trọng như vàng, đồng, dược phẩm, sản phẩm bán dẫn, gỗ cũng nằm trong diện được ưu đãi này.
Trước đó, chính quyền Tổng thống Trump đã khẳng định rõ ràng rằng, dầu và khí đốt sẽ được miễn thuế quan. Đồng thời, các biện pháp thuế quan đáp trả sẽ không tác động đến những sản phẩm đã nằm trong diện bảo vệ bởi thuế quan an ninh quốc gia bao gồm thép, nhôm và ô tô. Các mặt hàng này trước đó đã bị Mỹ áp thuế 25%.


Chính phủ Việt Nam đề nghị Mỹ tạm hoãn áp thuế đối ứng từ 1-3 tháng để đàm phán với tinh thần đảm bảo công bằng, cả hai bên cùng có lợi, theo Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc.
Nhờ sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo và tự động hóa, nhiều doanh nghiệp đang cắt giảm đáng kể ngân sách quảng cáo mà vẫn giữ được, thậm chí nâng cao hiệu quả bán hàng.
Ngân hàng Standard Chartered dự báo GDP của Việt Nam tăng trưởng mạnh ở mức 7,7% trong quý I/2025 (tăng từ mức 7,6% trong quý IV/2024).
Chính phủ Trung Quốc ngày 4/4 tuyên bố sẽ áp thuế đối ứng 34% với toàn bộ hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ vào Trung Quốc từ ngày 10/4.
Mặc dù Chính phủ đặt mục tiêu có thêm 1 triệu doanh nghiệp từ nay đến 2030, nhưng rào cản về thuế, thủ tục và quy mô hoạt động đang khiến nhiều hộ kinh doanh ngần ngại “lớn lên”.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) gửi đề xuất tới Chính phủ và các bộ, ngành về việc giảm thuế nhập khẩu thủy sản Mỹ xuống 0% thay vì 3-10% như hiện nay.
0