Mỹ áp thuế 245% đối với hàng hóa Trung Quốc

Nhà Trắng thông báo Trung Quốc hiện đang đối mặt với mức thuế lên tới 245% đối với hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ, trong một động thái leo thang mới trong cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Mức thuế này cao hơn nhiều so với các tuyên bố trước đó và được công bố trong một bản thông cáo chính thức của Nhà Trắng vào tối thứ Ba (15/4). Thông cáo được phát hành đồng thời với sắc lệnh hành pháp do Tổng thống Donald Trump ký, trong đó ra lệnh điều tra các "rủi ro an ninh quốc gia liên quan đến sự phụ thuộc của Mỹ vào các khoáng sản quan trọng đã qua chế biến và các sản phẩm chất bán dẫn nhập khẩu".

Trung Quốc phản ứng gay gắt

Tại cuộc họp báo ngày 16/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Lâm Kiếm, được hỏi về mức thuế 245%. Ông trả lời rằng "có thể hỏi phía Mỹ về con số cụ thể", theo China News Network. Ông Lâm Kiếm nhấn mạnh rằng: “Cuộc chiến thuế quan này bắt nguồn từ Mỹ. Các biện pháp đáp trả cần thiết của Trung Quốc nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình cũng như công bằng và chính nghĩa quốc tế – hoàn toàn hợp lý và hợp pháp”.

Ông nói thêm: “Không có ai chiến thắng trong các cuộc chiến thuế và chiến tranh thương mại. Trung Quốc không muốn chiến đấu, nhưng cũng tuyệt đối không sợ đối đầu”.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm

Bối cảnh và động thái từ chính quyền Trump

Tổng thống Trump đã áp mức thuế 10% đối với hàng nhập khẩu từ tất cả các quốc gia, nhưng tạm thời hoãn các mức thuế "đáp trả" riêng biệt đối với từng nước để có thời gian đàm phán các thỏa thuận thương mại mới. Tuy nhiên, chỉ riêng Trung Quốc tiếp tục đối mặt với mức thuế ngày càng cao và nhiều biện pháp trừng phạt khác từ phía Mỹ.

Chính quyền Tổng thống Trump trước đó đã cảnh báo các nước không nên đáp trả các biện pháp thuế quan của Mỹ, đồng thời khẳng định các quốc gia hợp tác sẽ được đáp lại bằng các điều kiện thương mại thuận lợi hơn.

Trên nền tảng Truth Social ngày 13/4, ông Trump viết: “KHÔNG AI được ‘miễn trừ’ nếu họ gây ra mất cân bằng thương mại không công bằng và các rào cản phi thuế quan mà các nước khác áp dụng với chúng ta – đặc biệt là Trung Quốc, quốc gia đối xử tệ với chúng ta nhất”.

Ông cũng cho biết, sắp tới sẽ mở cuộc điều tra thuế quan liên quan đến vấn đề an ninh quốc gia, tập trung vào chất bán dẫn và toàn bộ chuỗi cung ứng điện tử.

Việc tăng thuế quan liên tục có thể gây tác động lớn đến chuỗi cung ứng toàn cầu, giá cả hàng hóa và nền kinh tế Mỹ. Nhiều chuyên gia cảnh báo rằng, căng thẳng thương mại kéo dài có thể làm tăng chi phí sản xuất, ảnh hưởng đến doanh nghiệp và người tiêu dùng, đồng thời làm trầm trọng thêm căng thẳng địa chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Pháp đang phải đối mặt với một loạt các vụ tấn công có tổ chức nhằm vào các nhà tù trên khắp cả nước.

Tổng thống Singapore Tharman Shanmugaratnam ngày 15/4 đã giải tán Quốc hội nước này, mở đường cho việc tổ chức cuộc tổng tuyển cử mới vào ngày 3/5.

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 16/4 cho biết, Nga và Trung Quốc đang triển khai những kế hoạch đầy tham vọng trong lĩnh vực hợp tác không gian.

Trung Quốc ngày 16/4 tuyên bố sẵn sàng nối lại các cuộc đàm phán thương mại với Washington, nhưng kèm theo một loạt điều kiện.

Liên minh châu Âu (EU) đã từ bỏ ý định cấm nhập khẩu LNG từ Nga trong các gói trừng phạt tiếp theo, do gặp phải sự phản đối từ một số quốc gia thành viên và lo ngại thiếu hụt nguồn cung thay thế.

Ngoại trưởng Marco Rubio và Đặc phái viên Mỹ tại Trung Đông Steve Witkoff sẽ tới Paris vào cuối tuần này để tham dự các cuộc họp cấp cao nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột tại Ukraine.