Muôn kiểu thời trang chống rét của người Hà Nội

Vào sáng sớm ngày 23/1, nhiệt độ ở Hà Nội giảm xuống còn 9 độ C, người dân từ người lớn tới trẻ nhỏ đều phải trang bị áo ấm, quàng khăn kín mít, thậm chí có những người phải mặc thêm cả áo mưa để 'chống rét' ra đường.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, vào lúc 8h sáng 24/1, nhiệt độ ngoài trời tại Hà Nội ghi nhận 10 độ C, dự báo trong ngày trời nhiều mây, không mưa. Gió đông bắc cấp 3. Trời rét hại. Nhiệt độ thấp nhất từ: 9-11 độ. Nhiệt độ cao nhất từ: 12-14 độ.

Trẻ được cha mẹ trang bị áo ấm, mũ len, khăn quàng cổ, bao tay... khi tới trường. Ảnh: SKĐS

Cũng theo Trung tâm này, đợt rét đậm, rét hại này kéo dài đến 26/1, đồng bằng Bắc Bộ thấp nhất 7-10 độ, vùng núi cao dưới 0 độ C. Đây là đợt rét đậm, rét hại nhất trong mùa đông 2023-2024.

Dù nhiệt độ dưới 10 độ C nhưng nhiều trường học vẫn mở cửa đón học sinh vì phụ huynh phải đi làm mà không nhờ được người trông nom.

Nhiều phụ huynh chia sẻ, chỉ ngại nhất lúc đưa con tới trường, khi con bước vào lớp rồi thì khá ấm áp. Ảnh: SKĐS

Nhiệt độ thấp khiến người dân đi lại vào thời điểm này chưa kịp thích nghi, nhiều người khoác trên mình bộ áo mưa để tránh những cơn gió rét buốt khi đi qua cầu Long Biên dù thời tiết khá khô thoáng, không mưa.

Người dân mặc thêm áo mưa 'chống rét' để đi qua cầu. Ảnh: Dantri
Thậm chí, nhiều người không đi qua cầu nhưng vì đi từ sáng sớm nên cũng phải mặc thêm áo mưa, choàng khăn kín mít. Ảnh: SKĐS
Nam thanh niên vội vã 'vượt tắc' để kịp giờ đi làm . Ảnh: VTV
Nhiệt độ xuống thấp, các nhà trường không yêu cầu học sinh mặc đồng phục mà nhắc nhở các con trang bị ấm áp, an toàn để đến trường. Ảnh: VTC
Ảnh: VTC
Sáng sớm ngày 23/1, nhiệt độ ngoài trời tại Hà Nội chỉ 8-9 độ C, gió mạnh càng gây thêm cảm giác buốt giá. Ảnh: VTC
Thay vì đi phương tiện cá nhân, nhiều người lựa chọn xe buýt để tránh gió lạnh. Ảnh: VTC
Dù thời tiết lạnh giá nhưng nhiều người dân vẫn giữ thói quen tập thể dục buổi sáng. Ảnh: SKĐS

(Tổng hợp)

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hà Nội yêu cầu các quận, huyện lựa chọn cán bộ tiếp công dân bảo đảm cả năng lực, phẩm chất và trách nhiệm để nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong chủ trì buổi làm việc với Đoàn công tác huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng về kết quả xây dựng vùng kinh tế mới Hà Nội và 38 năm xây dựng huyện Lâm Hà vào chiều nay, 19/5.

Công nhân, người lao động trong khu vực doanh nghiệp luôn học tập và làm theo Bác Hồ bằng những công việc hàng ngày; luôn tìm tòi, học hỏi, sáng tạo, nâng cao hiệu suất công việc, đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp, của Thủ đô

Nhiều hoạt động ý nghĩa được các địa phương tổ chức trong sáng 19/5, nhân Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Thành phố Hà Nội đã khởi công án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên, với tổng mức đầu tư gần 20 nghìn tỷ, sau khi hoàn thành vào năm 2027 sẽ là một trong những cây cầu biểu tượng của Thủ đô.

Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh của từng cán bộ, đảng viên Thủ đô đã góp phần thực hiện lời dạy của Người: Đảng bộ Hà Nội phải làm gương cho các đảng bộ khác.