Mục tiêu tài chính khí hậu tại COP29 được nâng lên

Theo Reuters, trong ngày đàm phán kéo dài của Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Liên minh châu Âu (EU), Mỹ và các quốc gia giàu có khác đã nhất trí tăng mục tiêu tài chính toàn cầu từ 250 tỷ USD lên 300 tỷ USD mỗi năm vào năm 2035, để giúp các nước đang phát triển chống chịu với biến đổi khí hậu.

Đây là diễn biến mới nhất sau khi các nước đang phát triển từ chối đề nghị ban đầu trị giá 250 tỷ USD từ các nước giàu để giúp họ ứng phó với tình trạng nóng lên toàn cầu. Nước Chủ tịch COP29, Azerbaijan cho biết, các cuộc đàm phán kéo dài "suốt đêm" 22/11 tại thành phố Baku bên bờ biển Caspi, với nỗ lực đưa ra được một văn bản cuối cùng.

Azerbaijan kêu gọi các quốc gia tiếp tục nỗ lực, nhưng đồng thời thừa nhận con số 250 tỷ USD là chưa đủ "công bằng hoặc tham vọng". Bản dự thảo văn kiện COP29 cũng đặt ra một mục tiêu tổng thể đầy tham vọng là huy động ít nhất 1.300 tỷ USD mỗi năm từ năm 2035, không chỉ từ các nước phát triển mà còn từ khu vực tư nhân.

Theo các nhà kinh tế được Liên hợp quốc ủy quyền để đánh giá nhu cầu, các nước đang phát triển, không bao gồm Trung Quốc, sẽ cần 1.000 tỷ USD mỗi năm từ sự trợ giúp bên ngoài vào năm 2030. Ngoài EU, các quốc gia đóng góp sẽ bao gồm Australia, Mỹ, Anh, Nhật Bản, Na Uy, Canada, New Zealand và Thụy Sĩ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Mỹ và Trung Quốc đã thông báo về việc đạt thỏa thuận tạm đình chỉ các mức thuế đối ứng trong vòng 90 ngày kể từ ngày 14/5, để tiến hành đàm phán. Thỏa thuận tạm thời giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới đã thổi bừng sinh khí cho thị trường toàn cầu.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 12/5 thông báo rằng, ông vẫn chưa nhận được hồi đáp từ phía Nga đối với đề nghị đàm phán trực tiếp vào ngày 15/5 tới ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Cuộc không chiến giữa Ấn Độ và Pakistan xảy ra ngày 7/5, khi Ấn Độ phát động chiến dịch Sindoor, được mô tả là một trong những trận không chiến lớn nhất kể từ khi Thế chiến II kết thúc. Sự kiện này cũng cho thấy các cuộc không chiến hiện đại giờ đây chủ yếu diễn ra ngoài tầm nhìn và radar được sử dụng để dẫn đường cho tên lửa, thay thế hoạt động quan sát bằng mắt thường của phi công.

Sân bay Srinagar - điểm giao thông quan trọng tại khu vực Kashmir do Ấn Độ kiểm soát đã mở cửa trở lại và đón các chuyến bay sau nhiều ngày bị gián đoạn vì giao tranh căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan.

Tình hình an ninh tại Thủ đô Tripoli của Libya xuất hiện những diễn biến căng thẳng sau khi một thủ lĩnh vũ trang có ảnh hưởng bị cho là đã thiệt mạng.

Núi lửa Kanlaon tại miền Trung Philippines đã bất ngờ phun trào vào rạng sáng nay, theo giờ địa phương, gây ra cột tro xám khổng lồ cao khoảng 3 km.