Mức giảm trừ gia cảnh cần trở nên linh hoạt

Nhiều ý kiến cho rằng, sau 4 năm thực hiện, quy định về mức khởi điểm chịu thuế và giảm trừ gia cảnh đến nay đã không còn phù hợp. Do đó, cần nâng mức giảm trừ gia cảnh tính thuế thu nhập cá nhân.

Chị Hồng Thuận, sinh sống tại Hà Nội, có mức thu nhập một tháng 25 triệu đồng. Sau khi giảm trừ nuôi hai con nhỏ, chị vẫn thuộc đối tượng phải đóng thuế thu nhập cá nhân. Theo chị thì việc này chưa hợp lý.

Chị Mai Hồng Thuận (phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy) cho rằng: “Nếu trong gia đình có 2 người con, tôi sẽ được hỗ trợ không phải tính thuế thu nhập cá nhân ở mức 19 triệu, con số này chỉ là mức tối thiểu cho việc chi tiêu. Mức thuế như vậy chỉ phù hợp với giai đoạn cách đây 5-7 năm, bây giờ tôi thấy không còn phù hợp nữa”.

Mức giảm trừ cho bản thân người nộp thuế hiện nay là 11 triệu đồng/tháng (tương đương 132 triệu đồng/năm) và cho mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng. Mức giảm trừ này được thực thi từ năm 2018 khi mức lương cơ sở là 1.390.000 đồng/tháng. Sau 6 năm, mức lương cơ sở hiện là 2.340.000 đồng/tháng. Cùng với đó, mặt bằng giá, mức sống đã tăng lên.

Ông Trịnh Xuân An - Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai, cho biết: “Đúng theo nghĩa đen của từ giảm trừ gia cảnh, tức là những chi phí thường xuyên chúng ta có thể trừ đi để từ đó có những tính toán hợp lý để tính thuế, thì tôi cho rằng mức thuế hiện nay chưa hợp lý. Khi mà chúng ta đang có nhiều bước phát triển về kể cả thu nhập, kể cả các chỉ số về mặt vĩ mô, về mặt kinh tế học mà nói, cần thiết chúng ta phải có sự điều chỉnh về mức giảm trừ gia cảnh này. Cá nhân tôi cho rằng chúng ta cần phải có số liệu tính toán hết sức hợp lý và tôi nghĩ rằng không nên cố định một cách tuyệt đối trong luật này”.

Từ ngày 01/07/2013 đến nay, mức giảm trừ gia cảnh mới được thay đổi 1 lần vào năm 2020. Nguyên nhân là do theo quy định tại Luật Thuế TNCN 2012 sửa đổi, mức giảm trừ gia cảnh sẽ được điều chỉnh khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) biến động trên 20% so với thời điểm Luật có hiệu lực thi hành, hoặc thời điểm điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh gần nhất. Đây là rào cản bởi CPI từ năm 2020 đến nay tăng chưa quá 20%.

Bà Huyền Nguyễn, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tư vấn EY Việt Nam, cho biết: “Khi luật thuế thu nhập cá nhân quy định cứng mức giảm trừ gia cảnh được điều chỉnh khi chỉ số CPI vượt quá 20%,  là 1 điểm bất lợi cho người nộp thuế. Bởi vì rõ ràng như chúng ta đã biết, rổ hàng hóa CPI trên 700 mặt hàng, còn đối với người nộp thuế, những mặt hàng thiết yếu cho sinh hoạt phí thì nó là 1 yếu tố nên được cân nhắc nhiều hơn cả rổ hàng hóa rất rộng theo như cách tính CPI”.

Với chính sách tăng lương cơ sở 30% vừa áp dụng ngày 1/7/2024, cùng việc chỉ số giá từ năm 2020 đến nay vượt hơn 12%, nhiều ý kiến cho rằng mức giảm trừ đang được áp dụng đã lạc hậu so với biến động kinh tế - xã hội. Nếu căn cứ vào chỉ số tiêu dùng biến động chưa đến 20% mà giữ nguyên mức giảm trừ gia cảnh như hiện tại sẽ gây khó khăn cho người dân.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

UBND thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch triển khai thực hiện công tác đặc xá năm 2025.

Gần một trăm robot hình người đang học cách làm bánh sandwich, lau quầy và cắm hoa trong suốt 17 giờ/ngày tại một nhà kho ở ngoại ô thành phố Thượng Hải, Trung Quốc.

Tường thuật trực tiếp tình hình giao thông Hà Nội sáng 6/4, với hình ảnh từ các camera giao thông giúp khán - thính giả lựa chọn cung đường tốt nhất. Chương trình được phát sóng trên kênh FM90, phát hành trên các nền tảng số của Đài Hà Nội và ứng dụng công dân Thủ đô số iHanoi.

Đài Khí tượng thủy văn khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ dự báo, thời tiết Hà Nội sáng 6/4 nhiều mây, mưa nhỏ, gió Đông Nam mạnh cấp 2; trời lạnh, nhiệt độ thấp nhất 19-21 độ C.

Những ngày này, đã có rất đông đồng bào và du khách hành hương về Đền Hùng - quê cha đất Tổ để tưởng nhớ, tri ân công đức những vị vua "đã có công dựng nước".

Ô tô khách chở hơn 40 người bị lật ngang trên Quốc lộ 1A sau pha va chạm với xe máy khiến 3 người bị thương, hàng chục hành khách hoảng loạn.