Mùa Vu Lan thương nhớ
Giọt nước mắt nhớ bố… Niềm hạnh phúc vô bờ khi còn mẹ… Đó là những xúc cảm trào dâng trong lòng Dung mỗi mùa Vu Lan. Một mình nuôi hai chị em ăn học trong suốt 24 năm qua, mẹ Dung đã vất vả rất nhiều. Do vậy, cứ mỗi mùa Vu Lan đến, chị Dung cố gắng về để cùng mẹ đi lễ chùa.
Chị Nguyễn Trà Dung (tỉnh Hoà Bình) kể: ''Đi chùa cầu sức khỏe cho mọi người gia đình mình, cho mẹ lúc nào cũng khỏe mạnh ở với mình''.

Với chị Đài mẹ của Dung thì Vu Lan cũng là mùa của nỗi nhớ cha và niềm mong ước mẹ khỏe mỗi ngày. Bà lo thời gian ở bên mẹ chắc cũng không còn dài nữa. Chị Lê Thị Anh Đài (tỉnh Hoà Bình) tâm tư: ''Bố mất từ năm 1988. Mẹ vẫn còn, 90 tuổi, hiện đang bị liệt không đi lại được. Trước khi lên chùa, hai mẹ con lên nhà bà ngoại, có một bó hoa sen''.
Vào dịp Vu Lan, mỗi người Việt có những cách khác nhau để bày tỏ tấm lòng hiếu kính với cha mẹ, ghi nhớ công ơn sinh thành, dưỡng dục và nhớ về ông bà, tổ tiên.

Những ngày này, nhiều người dành thời gian đi thăm mộ phần tổ tiên, dọn dẹp, hương khói, cầu bình an cho gia đình, bày tỏ lòng hiếu kính đến những người đã khuất. Đây cũng là dịp các gia đình giáo dục con cháu về đạo hiếu ở đời.
Bà Bùi Thị Bích Huệ (Hà Nội) cho rằng: ''Nên giáo dục cho con cháu, cũng như bản thân tôi nên sống có hiếu với tổ tiên ông bà cha mẹ và giáo dục cho con cháu biết về đạo hiếu''.

Tham gia nghi thức “Bông hồng cài áo” rồi thả đèn hoa đăng tại chùa, lắng nghe những bài thuyết giảng về lòng hiếu thảo với cha mẹ khiến ai nấy trào dâng niềm thương nỗi nhớ cha mẹ đã khuất, cùng nhau nguyện cầu cho người thân của mình luôn mạnh khỏe, bình an và gặp mọi điều tốt lành.
Ca sĩ Randy chia sẻ: "Chúng ta sinh ra và lớn lên, sống với ba mẹ, nhiều lúc làm ba mẹ buồn mà không có biết, rồi mình cứ ung dung tự tại, mình không có nghĩ đến cảm xúc của ba mẹ, nhưng 1 ngày nào đó mình có lỗi với mẹ, nên Randy viết “Thời gian qua vô tình không nghĩ tới/ Phận làm con hiếu nghĩa đáp chưa tròn/ Mẹ buồn con có bao giờ con biết/ Con xin mẹ tha thứ cho con”.
Đại đức Thích Trí Thịnh - Phó Ban trị sự Phật giáo Việt Nam tỉnh Hòa Bình, cho biết: ''Hàng năm chùa đều long trọng tổ chức lễ Vu Lan để nhắc nhở những người con nhớ về cội nguồn, trong đó có cha mẹ, ông bà, các chân linh quá vãng, ngoài ra còn tưởng nhớ những vị có công với đất nước, xã hội, đó là hiếu đạo cần hướng đến''.
Lễ Vu Lan năm nay, tại nhiều chùa trên cả nước ghi nhận tình trạng đốt vàng mã đã giảm hẳn, đèn hoa đăng sau khi tắt nến có người đi thu gom lại, nhằm bảo vệ môi trường.


Trong 3 ngày 14-16/5, người dân, phật tử có thể đến chiêm bái xá lợi Đức Phật - quốc bảo Ấn Độ tại chùa Quán Sứ (Hà Nội) trong khung giờ từ 6h đến 23h.
Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Quà tháng Năm dâng Người” được tổ chức nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) sẽ diễn ra vào tối 14/5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
"Dù đi ngàn dặm xa xôi, ai rồi cũng phải trở về với chính mình. Không có con đường nào đưa đến an lạc ngoài con đường quay về nội tâm" - những lời Đức Phật dạy trong Kinh Pháp Cú như ánh sáng lan tỏa và càng trở nên sâu sắc hơn trong cuốn sách "Đường Về", do thiền sư Ajahn Chah biên soạn qua ngòi bút của dịch giả Thiên Lương.
Các hoạt động giao lưu văn hóa giữa các tỉnh, thành phố thời gian qua thường xuyên được tổ chức, qua đó tôn vinh những giá trị văn hóa tốt đẹp nhất của các dân tộc trên mọi miền Tổ quốc.
UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội năm 2025 nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh văn hóa, con người và tiềm năng phát triển du lịch, kinh tế của tỉnh Lâm Đồng.
Sau thành công của triển lãm đầu tiên "Mơ xuân" năm 2022, nữ nghệ sĩ điêu khắc Lưu Thanh Lan đã tổ chức triển lãm cá nhân lần thứ hai mang tên “Không gian phồn thực”.
0