Mua vàng để an toàn hay vì sợ bị bỏ lỡ?
Hội chứng FOMO hay còn gọi là "sợ bị bỏ lỡ cơ hội" đang hiện diện rõ rệt trên thị trường vàng lúc này. Chỉ cần lướt qua các hội nhóm tài chính, hoặc đứng ở bất kỳ cửa hàng vàng lớn nào, chúng ta sẽ dễ dàng bắt gặp những gương mặt háo hức, thậm chí có phần hoảng hốt đang rút tiền mặt mua bằng được vài chỉ vàng. Không phải vì họ hiểu sâu về thị trường, mà chỉ đơn giản là “người ta mua, mình không mua lỡ đợt này thì sao?”.
Nhưng chính trong những khoảnh khắc "mua cho khỏi tiếc" như thế, thị trường bắt đầu mất cân bằng. Vàng không còn là một tài sản được định giá theo nhu cầu kinh tế, mà bị kéo bởi tâm lý bầy đàn.
Ngày 17/4, giá vàng SJC bán ra đã có nơi chạm ngưỡng 117-118 triệu đồng và vênh tới 13,5 triệu so với thế giới. Một khoảng cách không chỉ lớn về con số, mà còn phản ánh sự méo mó về niềm tin và kỳ vọng. Với mức chênh lệch lớn như vậy dường như người mua vàng tại Việt Nam hôm nay không chỉ mua một tài sản phòng ngừa rủi ro, họ đang mua cả sự bất an, mua cả cảm xúc dồn nén của một thị trường đang phát sốt.
Một nhà đầu tư khôn ngoan không hỏi “giá đang tăng bao nhiêu”, mà sẽ hỏi “tại sao nó tăng và tôi có sẵn sàng trả giá cho điều đó hay không?”. Không phải chỉ là “vì sao tăng”, mà là “tăng đến bao giờ” và “liệu có an toàn như mọi người nghĩ?”.
Với người Việt Nam, vàng là một tài sản tích trữ, là phương tiện giao dịch, đó là một món quà trong dịp trọng đại của đời người. Chính vì vậy, mọi động thái của giá vàng, lên hay xuống đều tác động đến bộ phận lớn người dân, nhà đầu tư và các tổ chức tài chính.
Khi lãi suất ngân hàng không còn hấp dẫn, bất động sản cũng đang neo ở mức cao, nguồn cung vàng SJC khan hiếm trong khi nhu cầu mua vào tăng nhanh thì việc nhiều người bất chấp rủi ro để bỏ tiền ra mua vàng là điều dễ hiểu.
Dù có thể có những biến động ngắn hạn, xu hướng tăng giá dài hạn của vàng đã được chứng minh qua nhiều cuộc biến động hay suy thoái kinh tế. Nếu xét trên quy mô toàn thị trường tài chính ở thời điểm hiện tại, vàng đang có vị trí số 1 khi liên tục phá vỡ các kỷ lục và là nơi trú ẩn an toàn trước những biến động không ổn định trong kinh tế toàn cầu cùng sự bất ổn trong các vấn đề chính trị.
Năm 2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định 24 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, đây là một trong những văn bản pháp lý quan trọng nhằm siết chặt quản lý hoạt động kinh doanh vàng tại Việt Nam. Mục tiêu là ổn định thị trường vàng, hạn chế tình trạng “vàng hóa” nền kinh tế, bảo vệ giá trị đồng Việt Nam và tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước. Trong 13 năm qua, Nghị định 24 đã mang lại những giá trị nhất định, nhất là trong bối cảnh giá vàng tăng.
Việc Chính phủ duy trì chính sách quản lý chặt vàng miếng cũng góp phần ổn định tình hình kinh tế trong nước. Tuy nhiên, để hạ nhiệt cơn sốt vàng, nhiều ý kiến của các chuyên gia cho rằng đã đến lúc cần phải có những thay đổi Nghị định 24 cho phù hợp với bối cảnh hiện tại.
Thị trường tài chính vận động theo chu kỳ, nhưng lòng người lúc nào cũng có thể vội. Cơn sốt vàng lần này dù gây ồn ào nhưng không tạo ra nguy cơ cho kinh tế vĩ mô, bởi quy mô thị trường vàng quá nhỏ để làm lung lay cả hệ thống. Điều đáng lo hơn chính là niềm tin đầu tư đang đặt sai chỗ, khi người ta bỏ qua sản xuất, bỏ qua tiết kiệm, mà lao vào ánh vàng như lối thoát duy nhất.


Trong bối cảnh lo ngại thuế quan có thể đẩy giá ô tô tăng cao, người tiêu dùng Mỹ đổ xô mua ô tô và xe tải, khiến nguồn cung sụt giảm.
Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ tư đã diễn ra đối thoại giữa các nhà lãnh đạo với doanh nghiệp về hợp tác công - tư thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững, vào trưa 17/4 tại Hà Nội.
Sự gia tăng chóng mặt của giá vàng những ngày gần đây càng kích thích tâm lý đám đông, khiến nhiều người dân chấp nhận xếp hàng dài chờ đợi tới lượt được mua vàng.
Trong khuôn khổ Hội nghị hợp tác kinh tế giữa Hàn Quốc và Việt Nam (Cicon Vietnam 2025), phía Hàn Quốc kỳ vọng Việt Nam sẽ cùng hợp tác với Hàn Quốc để nghiên cứu phát triển và làm chủ công nghệ AI.
Giá xăng lại giảm tiếp 350-390 đồng/lít từ 15 giờ ngày 17/4, đưa giá bán lẻ xăng RON 95 về dưới 19.000 đồng/lít, mức giá thấp nhất 5 năm.
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã hồi phục khá mạnh trong cuối phiên chiều 17/4 sau khi chứng khiến nhiều phiên giảm điểm mạnh trước những “sóng gió” thuế quan.
0