Mua sắm trên Temu, chất lượng có như quảng cáo?

Quảng cáo ngập tràn, khuyến mại tưng bừng, cứ lên mạng là thấy, giờ đây hầu hết các bà nội trợ, nhân viên văn phòng tại TP. HCM ai cũng biết đến trang thương mại điện tử Temu. Tuy nhiên chất lượng có như quảng cáo?

Do liên tục nhận được quảng cáo từ trang thương mại điện tử Temu với rất nhiều ưu đãi giảm giá rất hấp dẫn trên facebook, chị Nguyễn Thị Hồng Oanh (nhân viên văn phòng, TP.HCM) tò mò đặt thử một bộ ga gối trên trang web này với giá đã giảm 70% so với giá niêm yết, còn 600.000 đồng. Nhưng hàng về tay, chị rất thất vọng về chất lượng, mẫu mã không như hình ảnh quảng cáo trên mạng.

Chị Oanh cho biết: "Một sản phẩm có giá là hơn 2 triệu đồng và đã được giảm giá xuống còn 600.000 đồng. Nhưng khi nhận sản phẩm, chất lượng không như sản phẩm đã quảng cáo ở trên trang thương mại điện tử".

Cũng đặt sản phẩm là bộ chăn, ga gối, chị Nguyễn Bùi Tiểu Kim (quận Phú Nhuận, TP.HCM) cũng gặp tình trạng tương tự khi hàng giao thiếu bọc gối ôm và ga giường. Chị Kim muốn liên hệ với trang Temu để yêu cầu hoàn tiền, đổi hàng nhưng lại không tìm được cách nào để liên hệ như các trang bán hàng khác.

Temu chưa được cấp phép chính thức vậy nên các trang thương mại điện tử đang hoạt động tại Việt Nam sẽ khai thác các điểm hạn chế này mà chưa quá lo lắng. Tuy nhiên, về lâu dài thì người phải lo lắng lại là các nhà sản xuất trong nước.

Ông Nguyễn Minh Đức, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội TMĐT Việt Nam (VECOM) cho rằng: "Các nhà bán hàng ở Việt Nam cần nhìn nhận các lợi thế phù hợp để từ đó tối ưu các lợi thế đó. Ví dụ như: tìm hiểu sâu hơn từng phân khúc khách hàng để điều chỉnh sản phẩm sát hơn với nhu cầu của từng phân khúc; đẩy mạnh chất lượng sản phẩm và phát triển thương hiệu Việt của mình để chuyển tải câu chuyện và cảm xúc tốt hơn tới người tiêu dùng; đồng thời cần đẩy mạnh việc chăm sóc khách hàng sau mua để tạo được lợi thế cạnh tranh so với sàn thương mại điện tử ở nước ngoài".

Temu còn chưa chính thức vào Việt Nam nhưng đối với các nhà sản xuất trong nước thì lâu nay đang phải vất vả cạnh tranh với các mặt hàng trên các trang thương mại điện tử, giờ đây lại thêm lo lắng khi phải đối đầu trực tiếp với các nhà sản xuất đến từ Trung Quốc - “công xưởng của thế giới”.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chỉ số mua hàng của các nhà sản xuất đã tăng trở lại sau bốn tháng duy trì đà giảm cho thấy sức khỏe của ngành sản xuất Việt Nam có cải thiện.

Sau ba tháng đầu năm 2025, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt gần 10,98 tỷ USD, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm trước.

Giá vàng miếng trong nước quay đầu giảm mạnh. Hiện tại, vàng các thương hiệu đang mua vào 98,8 triệu đồng/lượng và bán ra ở mức 101,3 triệu đồng/lượng.

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng đánh giá cao kết quả kinh doanh và những đóng góp của Công ty trách nhiệm hữu hạn LG Display Việt Nam Hải Phòng đối với kinh tế Việt Nam, trong buổi tiếp đại diện doanh nghiệp này vào chiều ngày 4/4.

Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham) đã kêu gọi chính quyền Mỹ xem xét gia hạn việc áp thuế 46% đối với hàng hóa Việt Nam, để các doanh nghiệp có thời gian thích ứng với quy định mới.

Nhiều mặt hàng Việt không phải chịu mức thuế đối ứng 46% khi xuất khẩu sang Mỹ như thép, nhôm, đồng, ô tô, chất bán dẫn, dược phẩm, vàng...