Một trẻ ở Hà Nội tử vong do mắc sởi
Cụ thể, trường hợp tử vong là 1 trẻ gái, 44 tháng tuổi ở quận Nam Từ Liêm, tiền sử không tiêm vắc xin phòng bệnh sởi. Bệnh khởi phát ngày 10/3/2025, phát ban ngày 15/3, ngày 17/3 trẻ có dấu hiệu khó thở nhiều, được gia đình đưa vào bệnh viện Nhi Trung ương điều trị. Bệnh nhân diễn biến nặng, được điều trị tích cực, thở máy, lọc máu ECMO. Tuy nhiên, tình trạng không cải thiện, trẻ tử vong ngày 18/3/2025 với chẩn đoán shock không hồi phục, suy đa tạng, viêm phổi ARDS, bão cytokine trên nền bệnh sởi.
Được biết trước đó, trẻ đã được mời ra phường để tiêm vắc xin theo chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin sởi của thành phố nhưng gia đình vẫn chưa đưa trẻ đi tiêm phòng.

Theo CDC Hà Nội, trong tuần qua từ ngày 14/3-21/3, toàn thành phố đã ghi nhận 182 trường hợp mắc sởi, tăng 51 ca so với tuần trước đó, tại 26 quận, huyện và 88 xã phường, thị trấn, trong đó đã ghi nhận 1 ca tử vong, cụ thể: Nam Từ Liêm (42 ca); Hoàng Mai (26 ca); Hà Đông, Thanh Xuân - mỗi nơi có (13 ca); Hoàn Kiếm (11 ca); Tây Hồ(10 ca). Cộng dồn năm 2025 đến nay, Hà Nội ghi nhận 1.058 trường hợp mắc sởi tại 30/30 quận, huyện, thị xã, trong đó có 1 ca tử vong trong khi cùng kỳ năm 2024 không ghi nhận ca bệnh nào.
Sở Y tế Hà Nội nhận định, số ca mắc sởi dự kiến tiếp tục gia tăng trong thời gian tới, chủ yếu ở trẻ chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ. Đáng lưu ý, hiện đã ghi nhận trường hợp tử vong ở trẻ chưa tiêm vắc xin phòng bệnh sởi.

Trung tâm kiểm soát Bệnh tật thành phố yêu cầu, trong tuần tới, các quận, huyện tiếp tục rà soát và đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vắc xin sởi cho trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng thường xuyên và trẻ em thuộc đối tượng tiêm chủng của chiến dịch, trong đó tập trung vào đối tượng trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng và trẻ từ 1-10 tuổi chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng bệnh sởi. Thực hiện tổ chức tiêm chủng liên tục tất cả các ngày trong tuần, phấn đấu đạt tiến độ từ 95% trở lên trước 31/03/2025 theo quy định của Bộ Y tế.


Từng mang nỗi ám ảnh suốt 10 năm trời vì căn bệnh thoái hoá khớp gối hành hạ mỗi ngày, nhưng giờ đây, người phụ nữ hơn 50 tuổi đã có thể tự tin bước đi, không còn phải phụ thuộc vào thuốc giảm đau. “Phép màu” đó mang tên PRP - liệu pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu.
Cục An toàn Thực phẩm đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố phối hợp với cơ quan có thẩm quyền thu hồi toàn bộ 12 sản phẩm thực phẩm, dinh dưỡng (dạng sữa bột) là hàng giả đang xuất hiện trên thị trường.
Đã có 11/42 bệnh viện công lập của Hà Nội đã triển khai bệnh án điện tử, áp dụng đón tiếp khám chữa bệnh bằng căn cước công dân gắn chip, tích hợp VNeID thay thế thẻ BHYT truyền thống.
Việc kiểm tra, đánh giá chất lượng bệnh viện là cơ hội để các đơn vị tự nhìn nhận, phát huy năng lực, nâng cao chất lượng hoạt động, tăng sự hài lòng của người dân đối với hệ thống y tế Thủ đô.
Không phải thuốc nhưng lại thường xuyên được tư vấn mua; không có tác dụng điều trị nhưng lại chiếm phần lớn chi phí của người bệnh - thực phẩm chức năng đang âm thầm trở thành gánh nặng không nhỏ cho những người bệnh, đặc biệt là người nghèo.
Thực phẩm chức năng có thể là sản phẩm hỗ trợ tốt, tuy nhiên bác sĩ cần có lời giải thích rõ ràng công dụng, tác dụng của thực phẩm chức năng để người bệnh có thể lựa chọn hay không.
0