Một bị cáo vụ Việt Á vắng mặt tại tòa
Sáng 3/1, Toà án nhân dân thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cựu Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh, cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, cựu Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Phạm Xuân Thăng và 35 bị cáo khác trong vụ án Công ty Việt Á chiếm đoạt kết quả nghiên cứu của Nhà nước, sản xuất kit test Covid - 19 rồi bán thương mại.
Đại diện Viện kiểm sát giữ quyền công bố tại tòa đã tiến hành đọc cáo trạng truy tố 38 bị cáo. Ở vụ án này, các bị cáo bị truy tố về các tội danh "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng", "Tham ô tài sản", "Nhận hối lộ" và "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ". Cơ quan công tố xác định các bị cáo gây thiệt hại tổng cộng hơn 1.200 tỷ đồng của Nhà nước, cơ quan, tổ chức khác, trong đó thiệt hại Nhà nước là hơn 400 tỷ đồng.

Hội đồng xét xử triệu tập 140 người và tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và nhiều đại diện cho các nguyên đơn dân sự. Tại phần thủ tục phiên tòa, nhiều thành phần được triệu tập vắng mặt, trong đó có đại diện CDC tỉnh Hà Giang, Nam Định, Trà Vinh, Đồng Tháp, Tiền Giang, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Ninh Thuận và đại diện một số bệnh viện.

Phiên tòa có 74 luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo. Trong số 38 bị cáo bị đưa ra xét xử, bị cáo Trần Thị Hồng (nhân viên kinh doanh Công ty Việt Á) xin vắng mặt với lý do: “Mới sinh con nhỏ và con đang bị bệnh”.
Các bị cáo Chu Ngọc Anh (cựu Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ, cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội), Nguyễn Thanh Long (cựu Bộ trưởng Bộ Y tế) và Phạm Xuân Thăng (cựu Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương) đều có mặt tại tòa.
Sau khi hội ý, Hội đồng xét xử thông báo bị cáo Trần Thị Hồng có đơn xin xét xử vắng mặt và xét thấy sự vắng mặt của bị cáo không ảnh hưởng đến quá trình xét xử chung của phiên tòa. Những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan được triệu tập nhưng vắng mặt, quá trình diễn ra phiên tòa nếu thấy cần thiết tòa sẽ triệu tập. Do đó phiên tòa vẫn diễn ra bình thường.

Theo cáo trạng, bị cáo Trần Thị Hồng biết rõ việc các cơ sở y tế công lập ứng kit test xét nghiệm để sử dụng trước, rồi thông đồng hợp thức thủ tục đấu thầu thanh quyết toán sau theo giá Công ty Việt Á đưa ra là trái quy định của pháp luật.
Tuy vậy, bị cáo vẫn thực hiện chỉ đạo của Tổng Giám đốc Công ty Việt Á Phan Quốc Việt và Phó Tổng Giám đốc Công ty Việt Á Vũ Đình Hiệp về hợp thức các thủ tục, hồ sơ để Công ty Việt Á trúng thầu, được thanh quyết toán trái quy định của pháp luật.
Hành vi của bị cáo Hồng đã giúp sức cho bị cáo Phan Quốc Việt và bị cáo Vũ Đình Hiệp thực hiện hành vi vi phạm quy định về đấu thầu tại 11 tỉnh, thành phố gồm: Hải Dương, Bắc Giang, Đồng Tháp, Trà Vinh, Vĩnh Long, Hậu Giang, Ninh Thuận, Hà Nội, Hà Giang, Bình Dương, Nghệ An, gây thiệt hại ngân sách Nhà nước tổng số tiền hơn 254 tỷ đồng.
Với hành vi trên, bị cáo Trần Thị Hồng bị truy tố về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.


Một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng giữa hai xe máy đã xảy ra trên Quốc lộ 1A, đoạn qua địa bàn tỉnh Quảng Bình, khiến hai người tử vong và một người bị thương nặng.
Sau nhiều giờ tích cực chữa cháy, đến khoảng 22 giờ ngày 5/4, lực lượng chức năng đã cơ bản khống chế được đám cháy rừng tại đồi khu 4A, phường Hùng Thắng, TP. Hà Long.
Ô tô khách chở hơn 40 người bị lật ngang trên Quốc lộ 1A sau pha va chạm với xe máy khiến 3 người bị thương, hàng chục hành khách hoảng loạn.
Công an tỉnh Quảng Nam vừa ra quyết định khởi tố bị can và bắt tạm giam Tô Thị Ty Na (Sinh 1981; khu phố 3, thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) về hành vi giết người.
Huyện Phú Xuyên, TP. Hà Nội hiện có hai làng nghề truyền thống với hơn 500 hộ vừa sản xuất, vừa kinh doanh, buôn bán sản phẩm, do đó, vấn đề đảm bảo an toàn PCCC luôn được chính quyền địa phương đặt lên hàng đầu.
Tình trạng kinh doanh thuốc lá điếu nhập lậu ngày càng nhức nhối, không chỉ đe dọa đến sức khỏe cộng đồng mà còn gây ảnh hưởng đến kinh tế và trật tự an toàn xã hội.
0