Món quà di sản trà sen Quảng An, Tây Hồ

Không gì bằng vừa thưởng trà sen tao nhã, vừa tìm hiểu nghệ thuật ướp trà sen cầu kỳ, cẩn trọng. Từ xa xưa, khu vực Hồ Tây (Quảng An) trồng rất nhiều sen, người dân đã biết cách lấy trà xanh Tân Cương của vùng đất chè Thái Nguyên đem ướp với dòng hoa sen Bách Diệp được trồng ở Hồ Tây cho ra một hương vị trà rất đặc biệt.

Trà đạo (hay nghệ thuật  thưởng trà) là những ngôn từ mỹ miều dành cho những ai có đam mê với loại đồ uống này.

“Chén trà là đầu câu chuyện”, từ thời xa xưa ông cha ta đã bắt đầu hàn thuyên với nhau bằng những ngụm trà dân dã, mộc mạc. Kể từ đó, nét văn hóa này được lưu giữ ngày qua ngày. Nó nhanh chóng trở thành thói quen gắn liền với đời sống của người Việt. Trong văn hóa người Việt, uống trà đã có từ lâu đời, không thể biết rõ thời điểm hình thành trà đạo Việt.

Trà sen Quảng An - Tây Hồ, món quà di sản

Trà đạo được hiểu một cách ngắn gọn là vừa uống trà vừa đàm đạo. Mùa hè này, thật vinh dự cho văn hóa trà đạo của người Hà Nội đón nhận bằng công nhận Di sản Văn hóa phi Vật thể cấp Quốc gia, cho  “Nghề ướp trà sen Tây Hồ”.

Không gì bằng vừa thưởng trà sen tao nhã, vừa tìm hiểu nghệ thuật ướp trà sen cầu kỳ, cẩn trọng. Từ xa xưa, khu vực Hồ Tây (Quảng An) trồng rất nhiều sen, người dân đã biết cách lấy trà xanh Tân Cương của vùng đất chè Thái Nguyên đem ướp với dòng hoa sen Bách Diệp được trồng ở Hồ Tây cho ra một hương vị trà rất đặc biệt.

 Trong văn hóa người Việt, uống trà đã có từ lâu đời, không thể biết rõ thời điểm hình thành trà đạo Việt.

“Trà sen bà Dần” – thương hiệu trà ướp sen truyền thống của nghệ nhân cao niên Nguyễn Thị Dần đã nức tiếng khắp Hà Thành từ lâu. Hương vị rất đặc biệt và riêng không đâu có bởi nguyên liệu tinh túy. Sen thì dứt khoát phải là bông hoa sen bách diệp ở Đầm Trị, Quảng An, hái vào sáng sớm tinh mơ, khi bông mới chỉ hé nụ.

Để thu được 100g gạo sen, sẽ cần khoảng 900 – 1000 bông hoa. Việc tách gạo sen là công đoạn khó nhất đòi hỏi phải nhanh tay, khéo léo để gạo sen trắng, không nát và lưu giữ được mùi hương...

Hà Nội đón nhận bằng công nhận Di sản Văn hóa phi Vật thể cấp Quốc gia, cho  “Nghề ướp trà sen Tây Hồ”

Quá trình làm thủ công trau chuốt 100% thủ công. Ngày nay, đã được truyền lại cho các con cháu, chắt để phát huy, quảng bá, và lan tỏa văn hóa trà sen Quảng An – Tây Hồ. Vì vậy mà thú thưởng trà sen vốn chỉ dành cho chốn cung đình, thì nay đã lan tỏa đến từng gia đình, từng không gian gặp gỡ của Hà Nội.

Mỗi ngày gia đình chị Chính Hà cũng bán đến cả trăm bông. Chị Chính Hà không được may mắn được gia đình truyền nghề, mà bởi quá đam mê trà sen, chị đã nhiều năm cắp sách tìm đến nhiều nghệ nhân Ướp trà sen để học nghề, thành nghề. Bằng sự cẩn trọng, tôn trọng nghề, mà thương hiệu Trà sen Chính Hà cũng có những niềm tự hào riêng, vươn đến thị trường nước ngoài.

Trà ướp sen Tây Hồ - một đặc sản trong ẩm thực Hà Nội 

Bà Kudo Sachiko, du khách Nhật Bản, cho biết: ''Lần đầu tiên được thưởng thức trà ướp trong bông hoa sen. Nó thật độc đáo, hương vị tuyệt vời, và rất sạch. Việc đóng gói cũng rất tốt để tôi mua thật nhiều mang về làm quà. Tôi rất thích.''

Được mệnh danh là “thiên cổ đệ nhất trà”, trà ướp sen Tây Hồ - một đặc sản trong ẩm thực Hà Nội là sự hòa quyện tuyệt vời giữa cái ngọt tinh tế của trà xanh và hương thơm nhẹ nhàng đến tinh khiết của hoa sen Bách Diệp Hồ Tây.

Nghệ thuật trà sen Tây Hồ xứng đáng là Di sản văn hóa tiêu biểu và trở thành quà tặng khách quốc tế cũng như có mặt tại các bữa yến tiệc mời các chính khách quốc tế.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Giữa nhịp sống hối hả hôm nay vẫn tồn tại một giá trị mang linh hồn xưa cũ, nơi mà từng hạt nếp cõng cả hồn xưa nằm nghe chuông chùa - xôi oản lá mít.

Từ ngày 28 đến 30/3, lễ hội ẩm thực Pháp tại Việt Nam sẽ được tổ chức tại Công viên Thống nhất trở lại Thủ đô Hà Nội. Điểm đặc sắc của năm nay là lần đầu tiên có thêm sự tham gia của Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ OIF; Cơ quan Đại học Pháp ngữ AUF; nhóm các Đại sứ quán, Phái đoàn và Tổ chức Pháp ngữ tại Hà Nội (GADIF).

Mỗi món ăn tại khu vực quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đều gắn liền với công thức chế biến truyền thống, mang đậm hương vị đặc trưng của người Hà Nội, trong đó có cafe trứng - một trong những món đồ uống độc đáo của Hà Nội.

Trong mỗi gia đình Việt, mâm cúng đêm giao thừa không chỉ mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc mà còn phản ánh những giá trị văn hóa truyền thống, thể hiện lòng biết ơn và cầu mong sự an lành, thịnh vượng cho gia đình và cộng đồng trong năm mới.

Mâm cỗ Tết không chỉ là đồ ăn, mà còn là cách gửi gắm lòng biết ơn và cầu mong một năm mới tốt lành. Mâm cỗ Tết thể hiện sự giao thoa giữa quá khứ và hiện tại, phản ánh những giá trị văn hóa truyền thống, thể hiện lòng biết ơn và cầu mong sự an lành, thịnh vượng cho gia đình và cộng đồng trong năm mới.

Gói bánh chưng không chỉ để ăn, mà là để nhớ, để cảm nhận cái hồn của Tết. Gói bánh chưng tuy mất nhiều thời gian, công sức, nhưng Tết mà không có bánh chưng thì cái Tết ấy như không trọn vẹn.