Mỗi giáo viên không kiêm nhiệm quá hai nhiệm vụ

Mỗi giáo viên không kiêm nhiệm quá hai nhiệm vụ để đảm bảo tập trung cho các nhiệm vụ giáo dục, tránh trường hợp giáo viên bị phân công làm quá nhiều việc ngoài chuyên môn.

Đây là một trong những nội dung đáng chú ý theo quy định mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực từ ngày 22/4.

Về chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm các công việc chuyên môn, theo quy định mới ban hành, giáo viên chủ nhiệm lớp ở các trường phổ thông được giảm tiết dạy nhiều nhất với 4 tiết/tuần; tổ trưởng tổ chuyên môn hoặc tổ trưởng tổ bộ môn được giảm 3 tiết/tuần; tổ phó tổ chuyên môn hoặc tổ phó tổ bộ môn được giảm 1 tiết/tuần.

Thông tư cũng quy định chế độ giảm định mức tiết dạy đối với các đối tượng khác như: giáo viên trong thời gian tập sự được giảm 2 tiết/tuần; giáo viên nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi giảng dạy ở trường tiểu học được giảm 4 tiết/tuần; giảng dạy ở các cơ sở giáo dục khác được giảm 3 tiết/tuần.

Thông tư mới yêu cầu, việc phân công, bố trí nhiệm vụ cho giáo viên phải bảo đảm quy định về định mức tiết dạy, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo quy định của pháp luật; bảo đảm công khai, công bằng giữa các giáo viên trong cùng trường.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Lần đầu tiên Đại sứ quán Đức tại Việt Nam khởi xướng dự án hướng nghiệp trực tiếp tại 19 tỉnh, thành phố nhằm cung cấp thông tin về các con đường an toàn, hợp pháp để sang Đức học tập và làm việc.

Chủ đề: Đại số tổ hợp, Xác suất. Giáo viên Nguyễn Bá Tuấn - Trường THPT Chuyên Chu Văn An.

Bộ GD&ĐT cho biết, tỷ lệ phân bố câu hỏi các cấp độ tư duy trong đề thi tốt nghiệp THPT: biết, hiểu, vận dụng là 4-3-3. Học sinh cần hiểu các kiến thức, kỹ năng, đặc biệt là các vấn đề thực tiễn, vận dụng.

Với cấu trúc của đề thi minh họa và từ kết quả khảo sát học sinh lớp 12 tại các địa phương đã ghi nhận đề thi năm nay có tính phân hóa rõ rệt, đáp ứng mục tiêu vừa xét tốt nghiệp, vừa phục vụ tuyển sinh đại học.

Đại học Công giáo Daegu được thành lập vào năm 1914, tự hào với hơn 111 năm lịch sử và truyền thống. Đây là một trong những trường đại học tư thục danh tiếng hàng đầu của Hàn Quốc, trường hoạt động dựa trên nền tảng tinh thần Công giáo "tình yêu và phụng sự". Với triết lý giáo dục tôn trọng và phát huy tiềm năng của mỗi cá nhân, mỗi năm trường thu hút hàng trăm sinh viên quốc tế đến theo học, trong đó có cả sinh viên Việt Nam.

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã tổ chức diễn đàn học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập vào sáng nay, 26/4.