Mơ về ngôi trường mới ngoài bãi sông Hồng

Chờ cấp phép xây dựng, chờ có thêm trường học...là những trăn trở lâu nay của người dân ở khu vực ngoài bãi sông Hồng.

Trong Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 12 vừa qua đã xác định địa bàn phường Phúc Xá thuộc danh mục các khu dân cư tập trung hiện có trên bãi sông được tồn tại, bảo vệ. Do vậy, khu vực này không chỉ cần có trường mới mà cần phát triển đồng bộ hạ tầng để trở thành một phần của đô thị sông Hồng, phát huy giá trị không gian của dòng sông mẹ mà Quy hoạch Thủ đô đã định hướng.

Dù số học sinh ít nhưng một phòng học lại là của cả lớp 7 và lớp 8, nghĩa là mỗi lớp chỉ được học một buổi/ngày. Nhà trường không có phòng chức năng, không có phòng hiệu bộ, không có sân chơi nên nhiều năm nay, Trường THCS Phúc Xá được gọi là trường “nhiều không”. Ước mơ về một ngôi trường mới là mong mỏi của cả thầy trò và người dân nơi đây.

Trường THCS Phúc Xá là trường cấp hai duy nhất tại phường Phúc Xá với diện tích khoảng 1.300 m với công trình cao hai tầng được xây dựng từ năm 1991. Theo quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào năm 2016 (gọi tắt là quyết định 257), địa bàn phường Phúc Xá không nằm trong danh mục các khu dân cư cần di dời và cũng không nằm trong danh mục các khu dân cư tập trung hiện có được phép tồn tại, bảo vệ. Do đó việc cải tạo trường THCS Phúc Xá phải đảm bảo giữ nguyên mặt bằng công trình hiện có, do vậy, dù được cải tạo, sửa chữa nhưng nơi đây vẫn không thể đáp ứng đủ nhu cầu học tập của con em trong phường.

Nhằm đáp ứng nhu cầu của thực tiễn và đặc thù khu vực vùng bãi sông Hồng, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 429 năm 2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 257, trong đó xác định địa bàn phường Phúc Xá, quận Ba Đình có đủ điều kiện là khu dân cư tập trung hiện có được tồn tại, bảo vệ. Tuy nhiên cần được để xuất trong phương án phòng, chống lũ của tuyến sông có đê được tích hợp trong Quy hoạch Thủ đô trình Thủ tường Chính phủ quyết định phê duyệt. Và ngày 12/12 vừa qua, khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thì đây chính là cơ sở pháp lý quan trọng để quận có thể xây dựng một ngôi trường mới cho thầy và trò Trường THCS Phúc Xá.

Theo quy hoạch chung Thủ đô và theo quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, tỉ lệ 1/5000 (đoạn từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở) được UBND thành phố phê năm 2022, không chỉ địa bàn phường Phúc Xá mà còn nhiều địa bàn dân cư ngoài đê thuộc các quận Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Hai Bà Trưng đã được xác định là thuộc danh mục các khu dân cư tập trung hiện có trên bãi sông được tồn tại, bảo vệ. Sông Hồng đi qua 13 quận, huyện của Thủ đô với diện tích khoảng 11.000 ha và dân số hơn 230 nghìn người. Những quy hoạch này sẽ là cơ sở quan trọng để Hà Nội tối ưu hóa các nguồn tài nguyên, xây dựng đô thị ven sông Hồng hiện đại, giúp hàng ngàn cư dân có cuộc sống tốt hơn.

Với những cơ sở pháp lý được thông qua, với sự nỗ lực của chính quyền địa phương, chỉ trong năm nay, khu vực bãi bóng này sẽ trở thành địa điểm của Trường THCS Phúc Xá, để phụ huynh có thể yên tâm gửi con tại đây.

Và cũng chính việc thông qua các quy hoạch, tại khu vực đất bãi Hoàng Mai, sẽ có thêm nhiều ngôi nhà mới khang trang được xây dựng. Lúc đó, ông Bối - vị cựu chiến binh ngày nào cùng vợ và các con cháu không còn phải chung sống với căn nhà sập sệ vẫn còn vết bom Mỹ từ năm 1972.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cần xã hội hóa mạnh mẽ và thêm nhiều chính sách hỗ trợ, để doanh nghiệp được chủ động sử dụng quỹ đất phát triển nhà ở cho người trẻ, người thu nhập thấp.

UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1909 cho phép Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Ngôi sao châu Á chuyển mục đích sử dụng 4.932m2 đất tại xã Tân Lập, huyện Đan Phượng để thực hiện dự án Khu nhà ở xã hội Tân Lập.

Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Dương Đức Tuấn đã ký quyết định số 27 ban hành khung giá cho thuê nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng không bằng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn.

Các chuyên gia đề xuất, các địa phương cần xác định, tính toán khoa học theo "nguyên tắc thị trường", "hài hòa lợi ích" để giá đất thương mại, dịch vụ bằng khoảng 20% - 40% so với giá đất ở trong bảng giá đất.

UBND quận Đống Đa đã tổ chức lấy ý kiến người dân về đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 các khu tập thể Trung Tự và Hào Nam, trong ngày 4/4.

Hà Nội được trao quyền điều chỉnh chỉ tiêu, hệ số đền bù, điều chỉnh quy hoạch đã duyệt cho phù hợp theo quy định của Luật Thủ đô năm 2024 - đây là yếu tố thuận lợi trong cải tạo các khu tập thể, khu chung cư cũ.