Mẹo chọn hương sạch không gây ảnh hưởng sức khỏe

Đốt hương (nhang) là một văn hóa tốt đẹp ở Á Đông. Ngày Tết, hương được dùng nhiều hơn để thắp lên bàn thờ tổ tiên, hay thắp ở mộ, chùa chiền... Đặc biệt trong những ngày sau Tết, nhu cầu đi lễ hội của người dân rất lớn dẫn đến lượng hương đốt cũng nhiều đột biến so với các dịp khác trong năm. Việc chọn hương như thế nào để đảm bảo sức khỏe là điều không phải ai cũng biết.
Thắp hương vào mỗi dịp lễ Tết là truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam. Ảnh: Vnexpress

Hương truyền thống vốn không đậu được tàn và hay ẩm mốc nếu bảo quản không đúng cách. Hương được làm từ các loại thảo mộc trong thiên nhiên nên sản phẩm này rất gần gũi, thân thiện với con người và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên việc sản xuất thủ công, nguyên liệu cầu kỳ... khó tạo ra số lượng lớn.

Một giám đốc công ty chuyên sản xuất hương từ thảo mộc cho biết, để sản xuất hương thắp, người ta sử dụng các loại hóa chất để tạo mùi thơm, độ cong của tan nhang và chất keo kết dính. Khi đốt, ngoài mùi thơm của hóa chất, chất keo kết dính cháy và tạo ra hai loại khí độc hại là formaldehyde và benzen.

Nhang càng thơm, tàn càng cong thì lượng hoạt chất đưa vào nhang càng lớn. Chất khí này sẽ khiến người hít phải bị khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và gây ô nhiễm môi trường. Lý do để nhang có tàn cong là người ta phải nhúng nó vào hóa chất khiến chất tăm tre trong nhang không cháy hết. Ngược lại, loại hương cháy đến đâu tàn rơi đến đấy thì không có hóa chất tạo tàn cong. Các thành phần hóa học ngâm, tẩm vào que hương khi cháy tạo ra các chất độc hại làm cay mắt, ngạt thở, nhức đầu. Tiếp xúc thường xuyên và lâu dài dễ gây mờ mắt, các bệnh về đường hô hấp, nguy hiểm nhất là có thể dẫn đến ung thư.

Nên lựa chọn nhang truyền thống, không sử dụng hóa chất để đảm bảo sức khỏe..

Theo PGS.TS Phạm Gia Điền - Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết, hương thắp trong nhà không chỉ tạo ra không gian ấm cúng, trang nghiêm mà còn cần phải an toàn với sức khỏe. Do đó người dùng nên chọn loại hương có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên. Ví dụ các loại hương truyền thống, sử dụng nguyên liệu là các chất tự nhiên, không có hóa chất tạo tàn hay tạo mùi.  Hoặc có thể chọn các loại nhang làm từ cây cỏ chứa tinh dầu bởi không giống như các loại nhang khác, làm cay mắt và rất khó chịu thì loại nhang này giúp an thần, sảng khoái.

Theo chuyên gia, muốn biết nhang thắp có dùng keo kết dính hay không, chỉ cần cho vào nước. Nhang dùng keo sẽ không tan ra và rất lâu mới thấm nước. Còn nhang sản xuất từ nguyên liệu tự nhiên, khi cho vào nước sẽ tan ra nhanh chóng.

Người mua cần nhận dạng nhang sản xuất bằng thảo mộc theo cảm quan như nhang phải có mùi thơm đặc trưng, cháy đượm lâu, vị hương êm dịu, không gắt, không cay mắt... Nên chọn nhang có màu vàng sậm tự nhiên, bởi đây là màu của bột thảo mộc. Không chọn loại nhang có màu vàng óng vì đó thường là nhang nhuộm hóa chất để tạo màu.

Nên lựa chọn các loại nhang làm từ nguyên liệu tự nhiên bởi bất kỳ thành phần hóa chất xuất hiện đều khiến khói nhang tác động xấu đến sức khỏe người hít khói. Nếu thích nhang thơm, hạn chế sử dụng nhang tẩm các loại hóa chất tạo mùi hương công nghiệp mà hãy chọn những loại nhang được tẩm tinh dầu thiên nhiên, hương thơm nhẹ hiện được bày bán khá nhiều trên thị trường.

Các loại hương được làm từ nguyên liệu tự nhiên như: trầm hương, quế, khuynh diệp, thảo mộc...

Tốt nhất, mỗi ban thờ bạn chỉ cần đốt một cây nhang là được, thay vì phải ba cây hay chục cây hay cả bó. Không nên đốt loại nhang lớn. Không cắm nhang trực tiếp vào đồ ăn vì sẽ làm tàn nhang rơi vào đồ ăn và phần màu nhuộm tại chân nhang thấm đồ ăn...

Chuyên gia cảnh báo, khói nhang cũng có thể gây kích ứng mắt và da, đặc biệt đối với những người da nhạy cảm. Gây kích ứng niêm mạc mũi mạnh làm hắt hơi, ngứa mũi, chảy nước mũi, nhức mũi, nghẹt mũi, thậm chí chảy máu mũi. Đây là biểu hiện của viêm mũi xoang cấp và mãn tính. Ngoài ra, còn dễ gây viêm họng - thanh quản cấp tính. Do đó trong mùa lễ hội du xuân, cần biết cách bảo vệ sức khỏe khi đến các nơi đình chùa, miếu mạo./.

(Tổng hợp)

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong bối cảnh dịch sởi diễn biến phức tạp, Bộ Y tế yêu cầu phân bổ vitamin A cho các cơ sở khám, chữa bệnh có thu dung, điều trị bệnh nhi mắc sởi nhằm tăng hệ miễn dịch ở trẻ.

Sau mùa bão lũ, đặc biệt khi cơ sở vật chất thiếu thốn, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh và nguồn nước sạch khan hiếm, làm gia tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Ngộ độc thức ăn có thể xảy ra sau một thời gian, nhưng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

Sau mưa lũ, do môi trường, nguồn nước bị ô nhiễm, điều kiện vệ sinh kém nên sẽ làm bùng phát một số bệnh ngoài da. Dưới đây là một số bệnh ngoài da thường gặp và cách phòng, chống.

Kết hôn và sinh con vốn được coi là chuyện quan trọng của đời người. Nhưng với nhiều người trẻ hiện nay, quan niệm về tình yêu, hôn nhân của họ cởi mở hơn rất nhiều.

Mức sinh thay thế ở Việt Nam đang giảm nhiều nhất trong 12 năm trở lại đây và dự báo sẽ tiếp tục giảm trong những năm tiếp theo.

Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai vừa điều trị thành công cho bệnh nhân nữ 55 tuổi bị tái phát nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu vàng.