Mổ cấp cứu cho bé 13 tháng bị vắt chui vào mũi

Một bé gái 13 tháng tuổi ở tỉnh Bình Thuận vào viện cấp cứu trong đêm vì quấy khóc, chảy máu mũi trái. Các bác sĩ phát hiện bé bị vắt chui vào cửa mũi trái, sau đó chui vào trong hốc mũi. Nếu không được đưa đến viện cấp cứu kịp thời có thể gây biến chứng như nhiễm trùng, mất máu.

Mới đây, Bệnh viện Nhi Đồng 1, Khoa Tai Mũi Họng đã tiếp nhận một bé gái 13 tháng tuổi ngụ tại Bình Thuận. Bé nhập viện cấp cứu trong tình trạng tỉnh táo, quấy khóc, sinh hiệu ổn, chảy máu mũi trái hiện cầm, có dị vật động đậy ở cửa mũi trái sau đó chui vào trong hốc mũi.

Hình ảnh nội soi cho thấy vị trí của con vắt trong hốc mũi. Ảnh: BVCC

Theo người thân của bé cho biết, trước đó khoảng 10 ngày, bé được đưa đi dã ngoại và có tắm suối cùng gia đình, 8 ngày sau, bé bắt đầu gặp phải tình trạng chảy máu mũi trái nhiều đợt nên đưa bệnh nhi đến một phòng khám tư kiểm tra. Tại đây, bé được bác sĩ nội soi, phát hiện có con vắt trong mũi trái nhưng không lấy ra được, nên khuyên gia đình đưa đến Bệnh viện chuyên khoa nhi ở TP HCM để lấy dị vật.

Tại Bệnh viện Nhi đồng 1, bác sĩ trực cho biết, vì bé còn quá nhỏ, chưa hợp tác tốt nên việc nội soi ngay lúc này khá khó khăn. Do đó, ekip quyết định lên kế hoạch gây mê phẫu thuật nội soi lấy dị vật.

Sau khi đã giải thích rõ cho người nhà về tình trạng của bé cũng như các nguy cơ có thể xảy ra trong quá trình gây mê phẫu thuật, bé được ekip điều trị làm bộ xét nghiệm tiền mê khẩn và chuẩn bị chuyển phòng mổ. Cuộc nội soi lấy con vắt ra khỏi mũi bé diễn ra thuận lợi.

Qua kiểm tra, bác sĩ nhận định không có tổn thương nghiêm trọng, niêm mạc mũi của bé vẫn được bảo tồn. Nhờ sự khẩn trương của cả ekip, chưa có cấu trúc quan trọng nào trong mũi bị tổn hại, cũng như không có tai biến hay biến chứng nguy hiểm nào xảy ra. Sau mổ, tình trạng bé ổn định, chơi và bú bình thường.

Con vắt sau khi được lấy ra khỏi cơ thể bé gái. Ảnh: BVCC

ThS.BS chuyên khoa 1 Nguyễn Minh Trung - Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, dị vật sống (như vắt, đỉa…) rất nguy hiểm, nếu để lâu trong mũi có thể gây ra các biến chứng như nhiễm trùng, mất máu… Nghiêm trọng hơn, chúng có thể chui vào các cấu trúc khó tiếp cận như các xoang cạnh mũi, chui xuống thanh quản gây ho, khó thở. Do đó, việc phát hiện và loại bỏ sớm dị vật sống là cực kì quan trọng.

Phụ huynh cần hiểu rõ về các loại dị vật và đưa bé đi khám ngay khi nghi ngờ có dị vật trong mũi, như xuất hiện triệu chứng chảy máu mũi, chảy mũi hôi một bên. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần hạn chế cho các bé tắm rửa hay uống trực tiếp nước từ sông suối, để tránh vắt, đỉa xâm nhập vào cơ thể./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Một bộ phận người dân còn chủ quan trong phòng bệnh sốt xuất huyết, có bệnh nhưng không đi khám tại các cơ sở y tế dẫn đến hậu quả không mong muốn.

Mặc dù COVID-19 được phân loại vào nhóm bệnh truyền nhiễm nhóm B, tuy nhiên Bộ Y tế vẫn yêu cầu các bệnh viện duy trì đầy đủ vật tư, trang thiết bị cũng như các phương án thu dung người bệnh.

Hiện Việt Nam chưa ghi nhận biến thể mới Covid-19 nào đáng lo ngại, tuy nhiên ngành Y tế đang theo dõi sát sự xuất hiện của biến thể phụ XBB.1.16 của Omicron đang lan nhanh tại một số nước châu Á và các bệnh viện luôn chuẩn bị để thích ứng với tình hình mới của dịch bệnh.

Các bác sĩ phẫu thuật tại Trung tâm Y tế Ronald Reagan UCLA (thuộc Đại học California, Los Angeles, Mỹ) đã thực hiện thành công ca ghép bàng quang cho người đầu tiên trên thế giới.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội sáng 19/5 đã tổ chức giám sát các ổ dịch sốt xuất huyết cũ tại xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng.

Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã cắt băng khánh thành phòng truyền thống Y dược cổ truyền dân tộc tại lễ kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam.