Máy bay Nga gia tăng sự hiện diện ở Triều Tiên

Theo một báo cáo tại Hàn Quốc, thời gian gần đây, máy bay Nga đang gia tăng sự hiện diện nhiều chưa từng có trong không phận Triều Tiên, trong bối cảnh mối quan hệ ngày càng gắn kết giữa Moskva và Bình Nhưỡng. Sự gia tăng này diễn ra sau khi Triều Tiên mở cửa trở lại với các chuyến bay quốc tế sau thời gian dài phong tỏa do đại dịch COVID-19.

Theo các nguồn tin của AFP, Triều Tiên đã đóng cửa biên giới từ đầu năm 2020 để ứng phó với đại dịch COVID-19. Mặc dù đã bắt đầu mở cửa trở lại với các chuyến bay quốc tế vào năm ngoái, số lượng chuyến bay vào không phận Triều Tiên vẫn bị giới hạn. Tuy nhiên, theo một báo cáo phân tích dữ liệu chuyến bay công bố mới đây, không phận của Triều Tiên đã chứng kiến sự gia tăng chưa từng có về số lượng máy bay Nga trong năm qua, dấu hiệu cho thấy mối quan hệ ngày càng gắn kết giữa Moskva và Bình Nhưỡng.

Thời gian gần đây, các chuyến bay của Chính phủ và quân đội Nga đến Triều Tiên đã vượt xa mức trước đại dịch Covid-19.

Trích dẫn báo cáo của trang web NK Pro có trụ sở tại Hàn Quốc, từ tháng 7/2023 đến tháng 8/2024, không phận Triều Tiên đã đón khoảng 350 chuyến bay, một phần đáng kể trong số những chuyến bay đó là đến từ Nga. Sau thời gian dài không có các chuyến bay do lệnh đóng cửa biên giới, các chuyến bay của chính phủ và quân đội Nga đến Triều Tiên đã vượt xa mức trước đại dịch. Điều này phản ánh mối quan hệ ngày càng sâu sắc giữa hai nước, đặc biệt khi Nga đang đối mặt với sự hạn chế tiếp nhận chuyến bay từ phương Tây do các lệnh trừng phạt từ xung đột tại Ukraine. Trước đó vào tháng 6/2024,  nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un cũng đã ký thỏa thuận phòng thủ chung với Tổng thống Nga Vladimir Putin trong chuyến thăm hiếm hoi của ông tới Bình Nhưỡng.

Mối quan hệ song phương ngày càng chặt chẽ giữa Nga và Triều Tiên đã gây ra nhiều lo ngại cho phía Mỹ và Hàn Quốc. Mỹ từ lâu đã cho rằng Điện Kremlin sử dụng hết đạn dược và mất thiết bị quân sự hạng nặng tại Ukraine, buộc Nga phải tìm đến các đồng minh và đối tác như Triều Tiên để duy trì cuộc chiến.  Trong khi đó Hàn Quốc, quốc gia nằm sát Triều Tiên, cũng bày tỏ quan ngại trước sự thân thiết giữa Moskva và Bình Nhưỡng. Mối quan hệ giữa hai miền Triều Tiên đang ở mức thấp nhất trong nhiều năm, khiến Seoul đặc biệt lo lắng về khả năng Triều Tiên tăng cường sức mạnh quân sự và chính trị với sự hỗ trợ từ Nga.

 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) diễn ra tại Azerbaijan được coi là Hội nghị tài chính khí hậu vì các quốc gia đặt ra mục tiêu sau 10 năm nữa, nguồn tài chính khí hậu phải đạt ít nhất là 1.000 tỷ USD mỗi năm.

Nga cáo buộc Ukraine phóng tên lửa đạn đạo ATACMS vào tỉnh biên giới Bryansk, đánh dấu giai đoạn xung đột mới. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đặt mục tiêu chấm dứt xung đột vào năm 2025.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cho rằng Nga có quyền tự vệ và kêu gọi các nước phương Tây đánh giá kỹ lưỡng việc Moscow điều chỉnh học thuyết hạt nhân.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vừa công bố ba đề cử cho các vị trí Bộ trưởng Giáo dục, lãnh đạo Medicare và Medicaid, và Bộ trưởng Thương mại. Những lựa chọn này thể hiện ưu tiên của ông Trump dựa trên lòng trung thành và cam kết cải tổ các cơ quan liên bang.

Tờ Washington Post hôm nay, 20/11, dẫn nguồn tin quan chức Mỹ cho biết Tổng thống Joe Biden đã chấp thuận cung cấp mìn chống bộ binh cho Ukraine sau khi Kiev cam kết không sử dụng mìn ở những khu vực đông dân cư.

Ngày 19/11, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và chính quyền Ukraine đã đạt được thỏa thuận để hỗ trợ Ukraine khoảng 1,1 tỷ USD. Tuy nhiên, Ban điều hành IMF vẫn cần phải cân nhắc về thỏa thuận này.