Máy bay gặp nạn ở Nepal, 22 người thiệt mạng

Theo Tân hoa xã, một chiếc máy bay tuyến nội địa trượt khỏi đường băng khi đang sắp cất cánh từ sân bay ở thủ đô của Nepal, khiến 22 hành khách thiệt mạng và phi công bị thương.

Theo Tân Hoa xã, lực lượng cứu hộ cứu nạn đã tìm thấy 22 thi thể tại hiện trường. Người sống sót duy nhất là phi công, và đã được đưa đến Bệnh viện Đại học Y Kathmandu để điều trị. Bác sĩ cho biết phi công bị thương ở mắt nhưng không gặp nguy hiểm gì. Chiếc máy bay của hãng hàng không Saurya Airlines gặp nạn khi chuẩn bay từ Kathmandu đến thị trấn nghỉ mát Pokhara.

Lực lượng cứu hộ làm việc tại hiện trường

Hình ảnh truyền thông địa phương cho thấy khói bốc lên và các mảnh vỡ máy bay nằm rải rác trên một con mương. Máy bay bốc cháy nhưng ngọn lửa đã được khống chế. Sân bay quốc tế Tribhuvan, sân bay chính ở Nepal phục vụ các chuyến bay quốc tế và nội địa, đã bị đóng cửa trong thời gian đội cứu hộ khẩn trương làm việc.

Hiện đang là mùa mưa ở Kathmandu nhưng trời không mưa vào thời điểm xảy ra vụ tai nạn. Tuy nhiên, tầm nhìn trên toàn thủ đô thấp.

Theo Flight Radar 24, Saurya khai thác các chuyến bay nội địa ở Nepal với hai máy bay Bombardier CRJ-200, cả hai đều khoảng 20 năm tuổi.

Nepal là một trong số các nước có hồ sơ an toàn hàng không yếu kém. Năm 2019, một chiếc máy bay của Bangladesh bị rơi ở sân bay Tribhuvan khiến 51 người thiệt mạng, 20 người trên máy bay sống sót. Một cuộc điều tra xác nhận rằng chiếc máy bay đã bị trượt khỏi đường băng, phi công đã bị mất phương hướng và cố gắng hạ cánh trong tình trạng “hoàn toàn tuyệt vọng” khi máy bay gặp nạn.

Năm 2015, một máy bay của hãng hàng không Thổ Nhĩ Kỳ hạ cánh trong sương mù dày đặc đã trượt khỏi đường băng trơn trượt ở sân bay. Máy bay chở 238 người nhưng không có người bị thương nặng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa ký sắc lệnh hành pháp gia hạn thêm một năm các biện pháp trừng phạt đối với Nga, trong bối cảnh cuộc xung đột Ukraine vẫn chưa hạ nhiệt. Thông tin được Nhà Trắng công bố hôm 27/2.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky sẽ đến Mỹ vào ngày 28/2 (giờ địa phương) để ký thỏa thuận về khai thác tài nguyên khoáng sản của Ukraine. Thông tin được xác nhận bởi Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Sau đe dọa áp thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Liên minh châu Âu (EU) đang tích cực tăng cường thỏa thuận thương mại với các đối tác khác trên thế giới, đặc biệt là ở châu Á và các khu vực đang phát triển, để giảm sự phụ thuộc vào thị trường Mỹ.

Chính quyền thủ đô Seoul của Hàn Quốc đã công bố quy định hạn chế du khách tới thăm làng Bukchon ở trung tâm Seoul để đối phó với tình trạng quá tải du lịch. Quy định có hiệu lực từ ngày 1/3.

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ áp mức thuế bổ sung 10% đối với hàng hóa nhập khẩu Trung Quốc từ ngày 4/3, cùng thời điểm áp thuế 25% với hàng hóa Canada và Mexico.

Liên minh châu Âu (EU) tuyên bố sẵn sàng triển khai vũ khí thương mại mạnh nhất để đáp trả Mỹ, sau đe dọa áp thuế quan toàn diện của Tổng thống Donald Trump.