Mất hàng tỷ đồng vì gặp công an 'rởm'

Gần đây, nhiều người dân bị đối tượng giả danh công an thành phố Hà Nội gọi điện hướng dẫn cài đặt một số phần mềm dịch vụ công giả mạo, sau đó lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Các đối tượng lừa đảo nắm rõ thông tin cá nhân của bị hại, các kịch bản lừa đảo được lên một cách tỉ mỉ khiến một số người dân dù đã nắm được thông tin về các hình thức lừa đảo nhưng vẫn bị mắc bẫy.

Ứng dụng giả mạo có giao diện giống với giao diện của phần mềm dịch vụ công VNeID.

Dù có nhiều năm làm việc trong lĩnh vực truyền thông, một nạn nhân vẫn sập bẫy lừa đảo của các đối tượng giả danh công an. Vào đầu tháng 5, trong quá trình đi công tác, nạn nhân bất ngờ nhận được cuộc gọi từ một đối tượng mạo danh là cán bộ Công an quận Thanh Xuân yêu cầu chị lên công an quận xuất trình căn cước công dân để cập nhật hộ khẩu trực tuyến.

Các đối tượng liên tục gọi điện thúc ép nạn nhân với lý do cần hoàn thiện gấp hồ sơ. Sau đó, khi nạn nhân báo bận, các đối tượng yêu cầu và hướng dẫn chị tải phần mềm dịch vụ công giả mạo theo đường dẫn của đối tượng cung cấp để làm trực tuyến. Thực chất đây là phần mềm chiếm quyền điều khiển điện thoại, có giao diện giống với giao diện của phần mềm dịch vụ công VNeID.

Nạn nhân bị lừa đảo (phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân) chia sẻ: "Mấu chốt đầu tiên là họ nắm thông tin mình từ trước. Thứ hai là cái giọng điệu, ngữ điệu của họ cũng rất là tin cậy. Trong ngày hôm đấy, họ đổi kịch bản cho nhiều người, thậm chí họ tạo hiện trường giả lúc mà qua điện thoại họ gác máy, họ dừng lại họ không nói chuyện với mình nữa. Hơn nữa là cái tên app cũng rất tin cậy, tên là dịch vụ công rồi đường link của nó cũng là dichvucong.danso.net. Mình làm truyền thông thì mình không nghĩ được là những cái đấy có thể làm giả được".

Chỉ sau hai tiếng cài đặt, số tiền khoảng 3 tỷ đồng của nạn nhân để trong tài khoản ngân hàng đã bị “bốc hơi” mà không để lại bất cứ dấu vết giao dịch nào. Số tiền lớn được chuyển đi nhanh chóng cho thấy các đối tượng lừa đảo am hiểu lĩnh vực tài chính và ngân hàng, đặc biệt là các quy định về chuyển tiền.

Công an thành phố Hà Nội khuyến cáo người dân cảnh giác khi nhận các cuộc gọi điện thoại từ người lạ, tự xưng là cán bộ công an.

Để phòng tránh lừa đảo, Công an thành phố Hà Nội khuyến cáo người dân cảnh giác khi nhận các cuộc gọi điện thoại từ người lạ, tự xưng là cán bộ công an để thông báo, yêu cầu bổ sung, cung cấp thông tin dữ liệu dân cư qua điện thoại.

Tuyệt đối không cài đặt các phần mềm, ứng dụng theo yêu cầu của các đối tượng. Các tin nhắn, cuộc gọi đến máy điện thoại của nạn nhân sẽ được ứng dụng kiểm soát, ngầm chuyển về máy chủ do đối tượng quản lý, không hiển thị trên điện thoại của nạn nhân. Nguy hiểm hơn, các đối tượng chiếm quyền điều khiển điện thoại di động từ xa, sau đó truy cập vào tài khoản, chuyển tiền của bị hại.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cựu Tổng Giám đốc VEAM (giai đoạn 2000-2011) Nguyễn Thanh Giang vừa bị tòa tuyên phạt thêm mức án 11 năm tù về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.

Bằng cách ký khống chứng từ và thủ tục giải ngân, giả chữ ký của khách hàng, Nguyễn Phúc Nhân, cựu cán bộ ngân hàng đã chiếm đoạt số tiền hơn 8,6 tỷ đồng từ các khoản vay của khách hàng.

Công an tỉnh Thanh Hóa vừa triệt xóa một sới bạc quy mô lớn, núp bóng quán karaoke, bắt quả tang 28 đối tượng đang đánh bạc dưới hình thức xóc đĩa.

36 tháng tù là án phạt nặng nhất cho bị cáo Phạm Ngọc Tuấn - đối tượng cầm đầu trong vụ án "Vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản" xảy ra tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

Tình trạng thanh thiếu niên phạm tội đang có chiều hướng gia tăng cả về số vụ và mức độ phạm tội; cách thức diễn ra ngày càng manh động, tinh vi.

Sau khi các thông tin bất thường về phiên đấu giá được lan truyền trên mạng xã hội, các đối tượng của vụ thổi giá đất lên tới 30 tỷ đồng/m2 tại Sóc Sơn đã tỏ ra bình tĩnh "đóng vai là người siêu giàu, có thể thực hiện các vụ mua bán chấn động địa cầu" khi gặp phóng viên các báo để đối phó với dư luận.