Mang chất liệu dân gian vào âm nhạc
Dựa vào vốn truyền thống dân tộc không chỉ trong âm nhạc mà còn trong văn học, thơ ca, trang phục, văn hóa truyền thống... Việc khai thác có thể là màu sắc âm nhạc, cũng có khi chỉ khai thác yếu tố văn hóa, trang phục... Trong khi đó, điểm riêng là âm nhạc của giới trẻ thiên về những giai điệu có tiết tấu, trong khi nếu như thế hệ trước sáng tác mang tính chuẩn mực thì giới trẻ hiện nay thiên về âm nhạc điện tử, chất liệu dân gian vì thế cũng được xử lý, “biến hóa” để phù hợp hơn với những đặc trưng của dòng âm nhạc này. Những đặc điểm đó sẽ hướng tới những hiệu quả khác nhau trong âm nhạc, nếu như với các tác phẩm của nhạc sĩ thế hệ trước, những ca khúc vẫn rất gần gũi với truyền thống thì những ca khúc của giới trẻ hiện nay lại hướng tới sự phù hợp với xu hướng âm nhạc trẻ khu vực và thế giới.
Việc sử dụng các giai điệu bằng nhạc cụ dân tộc hay sử dụng tiếng Việt trong những sản phẩm âm nhạc đưa ra quốc tế cũng gây chú ý với công chúng. Mới đây, tại cuộc hát Eurovision của Đức, ca sĩ Trọng Hiếu tranh tài với 7 thí sinh khác ở vòng chung kết. Anh hát và nhảy cùng vũ đoàn tiết mục “Dare To Be Different”, mang đến không khí tươi vui. Điểm nhấn của bài hát được nam ca sĩ tạo nên bằng hình ảnh áo dài, nón lá, câu hát "Quê hương Việt Nam đưa con đi thật xa" trong bài thi.

Sự kết hợp giữa vũ đạo hiện đại cùng trang phục truyền thống: áo dài, nón lá… phối hợp giữa các chất liệu âm nhạc mới mẻ cùng đàn tranh cũng góp phần giúp Trọng Hiếu lọt top 3 Giải thưởng ca khúc tại Eurovision năm 2023. Giá trị văn hóa tryền thống Việt đã được lan tỏa phần nào đến với thị trường âm nhạc quốc tế.
Thị trường sẽ không mở cửa cho chúng ta nếu chúng ta đóng cửa với thế giới, cơ hội cũng sẽ không đến nếu chúng ta không tạo ra cơ hội. Trước khi hội nhập thì mỗi khán giả cũng cần nghĩ đến việc đón nhận để nghệ sĩ và người làm sáng tạo có cơ hội được cọ xát, được giao lưu học hỏi để nhận biết được năng lực bản thân và từ đó nâng cao năng lực của mình.
Nhạc sĩ Quốc Trung cho biết: "Muốn vươn ra thị trường quốc tế người nghệ sĩ cần phải cọ xát, dám bước lên, không từ bỏ dù gặp phải những buổi diễn không thành công..."

Có thể nói, mỗi giai đoạn có một góc nhìn, cách tiếp cận và cách khai thác khác nhau. Đồng thời, mỗi giai đoạn sẽ đáp ứng những phân khúc khán giả cũng như nhu cầu của người nghe với những đặc trưng riêng. Song, việc khai thác chất liệu dân gian, truyền thống dân tộc vẫn luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của các thế hệ nhạc sĩ, góp phần lan tỏa những giá trị tốt đẹp và quý giá của văn hóa nghệ thuật truyền thống.


Sau thành công của triển lãm đầu tiên "Mơ xuân" năm 2022, nữ nghệ sĩ điêu khắc Lưu Thanh Lan đã tổ chức triển lãm cá nhân lần thứ hai mang tên “Không gian phồn thực”.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hà Nội sáng 11/5 đã trang trọng tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 - Dương lịch 2025.
Tại Việt Nam, ngành hoa cây cảnh ngày càng khẳng định vai trò trong nông nghiệp hiện đại với diện tích trồng khoảng 45.000 ha, giá trị sản xuất trên 45.000 tỷ đồng/năm và kim ngạch xuất khẩu vượt 100 triệu USD.
Nằm trong khuôn khổ của triển lãm “Sắc Lụa”, Workshop “Nhuộm khăn tơ tằm” của họa sĩ Hội Trần đã mang đến một trải nghiệm nghệ thuật độc đáo và đầy thú vị cho những người tham gia.
Triển lãm “Hà Nội ơi” được tổ chức nhân dịp ra mắt cuốn sách ảnh cùng tên. Qua lăng kính của 9 nhiếp ảnh gia, Triển lãm hé lộ những khung cảnh đặc trưng, mang đậm dấu ấn thời gian và văn hóa.
Triển lãm “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình” sẽ diễn ra từ ngày 16-30/5 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).
0