Malaysia, Singapore nỗ lực ngăn lừa đảo trực tuyến

Malaysia và Singapore đang tăng cường quản lý đối với một số phương tiện truyền thông xã hội, nền tảng nhắn tin và trang web mua sắm phổ biến nhất, nhằm hạn chế tình trạng lừa đảo trực tuyến và gây hại đối với trẻ em.

Quy định mới của Malaysia, dự kiến được triển khai muộn nhất vào cuối năm nay, sẽ yêu cầu các nền tảng trực tuyến phải đăng ký giấy phép và gia hạn giấy phép hằng năm. Các nền tảng này gồm mạng xã hội như Facebook, X và TikTok, các dịch vụ nhắn tin như WhatsApp. Nếu không thực hiện, các nền tảng sẽ bị coi là bất hợp pháp và bị phạt lên tới 107.000 đô la Mỹ.

Theo cảnh sát Malaysia, có 535 triệu đô la Mỹ đã bị mất do lừa đảo trực tuyến trong năm 2022.

Ủy ban Truyền thông và Đa phương tiện Malaysia (MCMC) cho biết mục tiêu chính của quy định nhằm đảm bảo một hệ sinh thái trực tuyến an toàn và bảo mật cho tất cả người dân Malaysia, đặc biệt là trẻ em.

Malaysia và Singapore đang tăng cường quản lý mạng xã hội, nền tảng nhắn tin và trang web mua sắm.

Tại quốc gia láng giềng Singapore, hoạt động mạng độc hại cũng không ngừng gia tăng. Cảnh sát Singapore báo cáo số liệu cho thấy tổng số vụ lừa đảo đạt kỷ lục hơn 46.500 vụ trong năm 2023, tăng 46,8% so với năm 2022, với tổng thiệt hại lên tới 486 triệu đô la Mỹ, trong đó hàng đầu là lừa đảo thương mại điện tử.

Trong tháng 6, Bộ Nội vụ Singapore (MHA) đã ban hành quy định yêu cầu Facebook và Carousell, một trang mua bán đồ cũ tại nước này, xác minh danh tính của người bán mà họ cho là có rủi ro. Năm 2023, hai nền tảng này liên quan đến hơn 70% số vụ lừa đảo thương mại điện tử.

Theo kế hoạch, vào cuối năm nay, các trang truyền thông xã hội và dịch vụ nhắn tin như Facebook, Instagram, Telegram, WeChat và WhatsApp sẽ đều phải triển khai các hệ thống và biện pháp phát hiện các hoạt động lừa đảo, độc hại, gửi báo cáo hằng năm cho cơ quan chức năng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bảo tàng tượng sáp Madame Tussauds ở trung tâm thành phố London, Anh, đã ra mắt tượng sáp mới của Công nương xứ Wales Kate Middleton.

Các nước G7 đang bắt đầu thảo luận về việc đánh thuế lên những mặt hàng giá trị thấp của Trung Quốc.

Yoshinoya - chuỗi thức ăn nhanh hơn 120 năm tuổi của Nhật Bản đang muốn đưa mì ramen thành trụ cột kinh doanh thứ ba của hãng.

Việc xóa bỏ các biện pháp trừng phạt với Syria có thể xem như một "củ cà rốt" nhằm thúc đẩy chính quyền chuyển tiếp hoặc ít nhất là kéo Syria ra khỏi quỹ đạo quá gần với các đối thủ địa chính trị của phương Tây.

Chính sách siết chặt của Mỹ có thể lại trở thành “chất xúc tác” đẩy nhanh quá trình tự cường công nghệ của Trung Quốc - điều mà Washington có lẽ không hề mong muốn.

Phiên dịch viên Oleg Golovko, thành viên trong nhóm của Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov, bất ngờ rời bỏ cuộc đàm phán với phía Nga tại Istanbul hôm 19/5 và biến mất không dấu vết.