Lý giải sự im lặng kỳ lạ của ông Trump về Ukraine
“Chúng ta sẽ đo lường thành công của mình không chỉ qua những trận chiến mà chúng ta giành chiến thắng, mà còn bằng những cuộc chiến mà chúng ta kết thúc và quan trọng nhất là những cuộc chiến mà chúng ta không bao giờ tham gia”, ông Trump nói trong bài phát biểu nhậm chức hôm 20/1.

Đây là phát biểu duy nhất mà ông Trump dường như ám chỉ đến cuộc xung đột tại Ukraine, mặc dù trong suốt nhiều tháng, cuộc xung đột tại quốc gia châu Âu này được coi là mục tiêu tham vọng nhất trong chính sách đối ngoại của ông.
Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump đã cam kết mang lại hòa bình trước lễ nhậm chức của mình, sau đó là trong vòng 24 giờ sau khi trở thành tổng thống, và gần đây nhất là trong vòng 6 tháng.
Panama, Trung Quốc, Mexico, Israel và thậm chí cả Sao Hỏa đều đã được đề cập trong bài phát biểu nhậm chức của ông Trump, nhưng Ukraine cùng với Nga thì không.
Theo giới quan sát, có nhiều cách để diễn giải sự im lặng này, nhưng có hai lý do nổi bật nhất.
Một là, giờ đây khi đã thực sự có quyền hành pháp, ông Trump không còn muốn đưa ra những bình luận liên tục về lập trường và thời gian biểu của mình để chấm dứt cuộc xung đột nữa. Đó là lý do hợp lý nhất.
Thứ hai, ông Trump đã nhận ra đây là một nhiệm vụ rất khó khăn, và mục tiêu giành chiến thắng dễ dàng của ông nằm ngoài tầm với trước mắt. Cũng có lẽ ông đã sẵn sàng chấp nhận một quá trình phức tạp và kéo dài để kết thúc cuộc xung đột này.
Ngày thay đổi và hy vọng
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 20/1 đã gọi lễ nhậm chức của ông Donald Trump là ngày thay đổi và hy vọng về “giải pháp cho nhiều vấn đề, bao gồm cả những thách thức toàn cầu”.
Trong một bài đăng trên X, ông Zelensky gọi ông Trump là người “quyết đoán”, nói rằng ông mong muốn “hợp tác có lợi” với chính quyền của ông Trump trong những năm tới.
“Tổng thống Trump luôn quyết đoán, và chính sách hòa bình thông qua sức mạnh mà ông công bố tạo cơ hội để củng cố sự lãnh đạo của Mỹ và đạt được hòa bình lâu dài và công bằng, đó là ưu tiên hàng đầu”, ông Zelensky viết.
“Thế kỷ này đang được định hình ngay lúc này, và tất cả chúng ta phải cùng nhau làm việc để đảm bảo rằng đây là một thế kỷ vĩ đại và thành công cho các nền dân chủ, chứ không phải những kẻ muốn chúng ta thất bại ... Chúng ta mạnh mẽ hơn khi cùng nhau, và chúng ta có thể mang lại an ninh, ổn định và tăng trưởng kinh tế lớn hơn cho thế giới và hai quốc gia của chúng ta”, ông Zelensky cho biết.
Tổng thống Ukraine cũng đã cố gắng giành được sự ủng hộ của ông Trump và thuyết phục ông tiếp tục hỗ trợ quân sự cho Ukraine trong cuộc xung đột với Nga.
Nga hoan nghênh cách tiếp cận của ông Trump
Trước đó cùng ngày, phát biểu trong cuộc gọi video với các thành viên Hội đồng An ninh Nga ngay trước lễ nhậm chức của ông Donald Trump, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết: “Chúng tôi đã nghe những tuyên bố từ ông Trump và các thành viên trong nhóm của ông ấy về mong muốn khôi phục các mối liên hệ trực tiếp với Nga, vốn đã bị chính quyền sắp mãn nhiệm ngăn chặn mà không phải do lỗi của chúng tôi.”
“Chúng tôi cũng nghe những tuyên bố của ông ấy về nhu cầu phải làm mọi thứ để ngăn chặn Thế chiến thứ III”, ông Putin cho biết, “Chúng tôi chắc chắn hoan nghênh cách tiếp cận như vậy và chúc mừng tổng thống đắc cử Mỹ đã nhậm chức”.
Tổng thống Nga Putin cũng khẳng định, Moscow sẵn sàng thảo luận về một giải pháp hòa bình tiềm năng ở Ukraine, đồng thời nói thêm rằng giải pháp này không nên dẫn đến một lệnh ngừng bắn ngắn hạn mà là một nền hòa bình lâu dài và tính đến lợi ích của Nga.


Ông Putin đồng ý với đề xuất của ông Trump về việc Nga và Ukraine ngừng tấn công cơ sở hạ tầng năng lượng của nhau trong 30 ngày.
Binh sĩ Nga sử dụng hệ thống tên lửa phòng không Tor M1 thực hiện nhiệm vụ tại khu vực Krasnoarmeyskoye, trong bối cảnh xung đột tiếp diễn tại Ukraine.
Tổng thống Zelensky ngày 18/3 cho biết, Kiev sẽ tuân theo đề xuất của Mỹ về việc chấm dứt các cuộc tấn công vào hạ tầng năng lượng của Nga nhưng mọi chi tiết thỏa thuận cần được công khai.
Thủ tướng Đức sắp mãn nhiệm Olaf Scholz đánh giá lệnh ngừng bắn giới hạn tại Ukraine do Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin đạt được là bước đi quan trọng.
Các nhà lãnh đạo châu Âu đã có những phản ứng đầu tiên sau cuộc điện đàm giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Nga Vladimir Putin vào ngày 18/3.
Chiến lược phòng thủ mới của Liên minh châu Âu (EU) nhằm ứng phó những thách thức và đe doạ về an ninh nảy sinh từ bối cảnh tình hình mới ở khu vực và thế giới.
0