Lý do Mỹ chậm chuyển giao tên lửa ATACMS cho Ukraine

Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết việc nước này chậm chuyển giao tên lửa ATACMS tầm xa cho Ukraine trong giai đoạn năm 2022 - 2023 không phải do lo ngại xung đột leo thang thành một cuộc chiến tranh toàn cầu, mà là vì tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng loại khí tài này trong kho vũ khí của Mỹ.

Trong một cuộc phỏng vấn được công bố mới đây, ông Sullivan giải thích rằng Lầu Năm Góc và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đã thông báo cho Tổng thống Joe Biden về tình trạng thiếu hụt tên lửa cần thiết để đáp ứng nhu cầu chiến lược của Mỹ. Vào thời điểm đó, các chuyên gia quân sự không khuyến nghị chuyển giao ATACMS cho một quốc gia khác để không làm suy yếu khả năng phòng thủ của Washington.

Tình hình đã thay đổi vào năm 2024, khi ngành công nghiệp Mỹ tăng sản lượng, cho phép bắt đầu cung cấp cho Kiev. Ngoài ra, Washington đã điều chỉnh cách tiếp cận của mình đối với các rủi ro: nếu vào năm 2022, Nhà Trắng hành động với sự thận trọng tối đa, thì hai năm sau, mức độ sẵn sàng cho một cuộc leo thang tiềm tàng đã tăng lên đáng kể.

Tên lửa được phóng từ Hệ thống tên lửa chiến thuật Lục quân (ATACMS) tầm xa của Mỹ. Ảnh: AFP.

Tuyên bố của ông Sullivan làm sáng tỏ hoạt động bên trong chính quyền Biden, khi cuộc tranh luận về viện trợ quân sự cho Ukraine đi kèm với sự cân bằng khó khăn giữa việc hỗ trợ đồng minh và bảo vệ nguồn lực của chính mình.

ATACMS, tên lửa đạn đạo chiến thuật có tầm bắn lên tới 300 km, đã trở thành một công cụ quan trọng để Kiev tấn công các mục tiêu ở khoảng cách hàng trăm km. Nhưng việc chuyển giao loại tên lửa này đã bị trì hoãn trong một thời gian dài, dẫn đến sự chỉ trích từ chính quyền Ukraine và một số chính trị gia Mỹ.

Theo Reuters, Mỹ bắt đầu chuyển giao ATACMS cho Ukraine vào tháng 10 năm 2023, với một số lượng hạn chế tên lửa có tầm bắn 165 km. Vào tháng 4 năm 2024, theo báo cáo của tờ Thời báo Phố Wall, Kiev đã nhận được các phiên bản tầm xa hơn, lên tới 300 km, như một phần của gói viện trợ trị giá 60,64 tỷ USD đã được Quốc hội phê duyệt. Theo AP, những đợt chuyển giao này không giải quyết được vấn đề chính của lực lượng vũ trang Ukraine, đó là tình trạng thiếu hụt nhân sự, nhưng lại cho phép Kiev tăng cường các cuộc tấn công vào hậu phương của Nga.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Từ một người làm nông tay ngang, chị Sophy Musabeni đã trở thành một trong những nữ nông dân tiêu biểu của đất nước, nổi bật với mô hình sản xuất rau củ đạt nhiều giải thưởng uy tín trong lĩnh vực nông nghiệp.

Giải chạy bán marathon lần đầu tiên giữa robot và con người đã được tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc vào ngày 19/4.

Nằm trong chính sách thuế đối ứng của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Nhật Bản và Hàn Quốc thuộc các đối tác thương mại của Mỹ chịu thuế đối ứng cao hơn mức cơ sở 10%. Cùng với nhiều quốc gia khác, hai quốc gia ở khu vực Đông Bắc Á này đang xem xét các biện pháp phù hợp để ứng phó với các đòn thuế quan của ông Trump.

Quân đội Nga vừa hạ thêm ba bệ phóng MLRS M142 HIMARS được trang bị tên lửa tầm xa ATACMS do Mỹ cung cấp cho Ukraine bằng tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M.

Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết việc nước này chậm chuyển giao tên lửa ATACMS tầm xa cho Ukraine trong giai đoạn năm 2022 - 2023 không phải do lo ngại xung đột leo thang thành một cuộc chiến tranh toàn cầu, mà là vì tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng loại khí tài này trong kho vũ khí của Mỹ.

Lực lượng vũ trang Iran đã tổ chức diễu binh trên phạm vi toàn quốc để kỷ niệm Ngày Quân đội vào ngày 18/4.