Luật Thủ đô gấp rút hoàn thiện để trình Quốc hội
Trong thời gian từ ngày 18/12/2023 đến nay, UBND TP. Hà Nội đã tổ chức 20 cuộc Hội thảo. Cuộc họp tiếp thu, giải trình, chỉnh lý hoàn thiện Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Nội dung tiếp thu, chỉnh lý được thực hiện ở 5 chương với hàng chục nhóm vấn đề, nội dung và điều khoản... Tuy nhiên, Luật còn nhiều vấn đề mới, khó và phức tạp nên việc nghiên cứu tiếp thu đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ của ba cơ quan là Ủy ban Pháp luật, Bộ Tư pháp và thành phố Hà Nội trên cơ sở một đầu mối và họp bàn một nơi để bảo đảm sự thống nhất nội dung tiếp thu, chỉnh lý.

Tất cả các ý kiến đại biểu Quốc hội nêu đều phải tiếp thu, nếu không tiếp thu đưa vào chỉnh lý thì cũng phải giải trình rõ ràng, thuyết phục. Dự kiến, dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi sẽ được hoàn thiện để báo cáo tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách vào tháng 4. Sau đó, trình Quốc hội vào tháng 5, phấn đấu để Quốc hội thông qua vào tháng 6/2024.


Cả nước hiện có khoảng 1.000 dự án bị ách tắc, nguồn tiền bị "chôn" vào đó là trên 30 tỷ USD.
Phát triển bất động sản bền vững cần dòng vốn 'chảy' đúng hướng, bám sát nhu cầu thực, tránh gây lãng phí nguồn lực và cản trở người dân tiếp cận nhà ở thực sự.
UBND quận Cầu Giấy vừa tổ chức công bố công khai và bàn giao hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng lại khu tập thể Nghĩa Tân tỷ lệ 1/500.
Nhiều chuyên gia cho rằng, để thị trường bất động sản phát triển bền vững, cần cơ chế cho chính sách vốn và cần tạo ra những “cholesterol” tốt cho thị trường.
Đài Hà Nội đã tổ chức diễn đàn “Cơ chế đặc thù và và dòng vốn cho thị trường bất động sản” tại TP. Hồ Chí Minh trong sáng 9/4, nhằm thảo luận về những cơ chế cho thị trường bất động sản phát triển lành mạnh.
Trước những thông tin thị trường bất động sản sẽ bật tăng do tác động bởi mức thuế 46% của Mỹ, chuyên gia khuyến cáo các nhà đầu tư nên chờ thông tin chính thức và diễn biến của quá trình đàm phán giữa hai nước.
0