Luật Đất đai mới và bài toán xoá bỏ dự án treo
Dự án Hattoco số 110 Trần Phú, Hà Đông, được khởi công từ năm 2009 với tổng mức đầu tư khoảng 900 tỷ đồng do Công ty Cổ phần Tư vấn - Đầu tư xây dựng Ba Đình (Ba Đình CIC) làm chủ đầu tư. Thời hạn giao nhà dự kiến là tháng 11/2014, tuy nhiên đến nay công trình vẫn còn dang dở.
Dự án số 21 Lê Văn Lương (tên thương mại là Manhattan Tower) do Tổng Công ty Thành An và Công ty CP Tư vấn đầu tư xây dựng Ba Đình làm chủ đầu tư cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự.
Dù được cấp đất từ năm 2009 và đã thực hiện khoan nhồi cọc nhưng đến tháng 3/2017 dự án mới được cấp giấy phép xây dựng. Dự án xây đến tầng thứ 21 thì dừng thi công cho đến nay.
Cùng chung số phận, V.I.C Tower tại quận Cầu Giấy do liên doanh Công ty TNHH Phú Mỹ An – Hà Nội và Công ty TNHH thương mại hỗ trợ kiến thiết Miền Núi làm chủ đầu tư cũng đã bỏ hoang 10 năm.
Mặc dù chủ đầu tư cam kết bàn giao nhà vào quý IV/2014, nhưng đến nay, dự án vẫn đang nằm bất động, vật liệu xây dựng hoen gỉ, xếp đống, cỏ dại mọc um tùm.
Đây chỉ là ba trong số 712 dự án chậm triển khai trên địa bàn Hà Nội. Nguyên nhân của tình trạng này được cho là do sự mâu thuẫn, chồng chéo trong hệ thống pháp luật các chuyên ngành liên quan đến quy hoạch và xây dựng, chất lượng lập quy hoạch còn thấp, công tác quản lý quy hoạch còn nhiều bất cập, trách nhiệm của các cấp chính quyền chưa được phát huy triệt để.
Luật Đất đai 2024 với nhiều điểm mới sẽ hỗ trợ cho công tác quản lý đất đai, trong đó có “quy hoạch treo” và “dự án treo”. Tuy nhiên, từ luật đến thực tế là một hành trình dài phụ thuộc vô vàn yếu tố.
Chỉ còn 2 tuần nữa luật sẽ chính thức có hiệu lực.Khẳng định Luật đất đai 2024 là nền tảng pháp lý cho giai đoạn phát triển mới của thị trường bất động sản Việt Nam, góp phần tháo gỡ vướng mắc cho hàng ngàn dự án treo.
Tuy nhiên các chuyên gia nhấn mạnh, đây chỉ mới là liều thuốc chữa lành, còn để xử lý dứt điểm cần rất nhiều giải pháp đồng bộ khác. Bởi đất đai là một lĩnh vực rất là phức tạp và nó luôn luôn thay đổi cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội.
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 3840 về việc triển khai Nghị định số 108/2024/NĐ-CP ngày 23/8/2024 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng vào mục đích để ở, giao cho tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà địa phương quản lý, khai thác.
Nhiều diện tích ki-ốt tầng 1 ở một số tòa nhà tái định cư, nhà ở công nhân tại Hà Nội đang bị bỏ hoang, không cho thuê trong nhiều năm nay.
Tại diễn đàn "Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển", các chuyên gia cho rằng để đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, cần phải có các giải pháp tổng thể và đồng bộ. Đặc biệt, pháp lý và nguồn vốn được coi là hai điểm nghẽn chính cần phải khơi thông càng sớm càng tốt.
Năm 2024, thị trường bất động sản đã có những chuyển dịch tích cực. Tuy nhiên đà phục hồi này vẫn chưa đồng đều, có sự khác biệt lớn giữa các phân khúc.
Hiện nay, thị trường bất động sản đang ở trạng thái kim tự tháp ngược, phân khúc bình dân rất ít, còn phân khúc cao cấp lại thừa quá nhiều. Và đúng như hình ảnh được ví von, kim tự tháp mà xoay ngược thì rất dễ đổ.
UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành quyết định số 6011 giao hơn 1,2 triệu m² đất (đợt 1) tại huyện Đan Phượng (đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng) cho Tập đoàn Vingroup - Công ty Cổ phần để thực hiện Dự án Khu chức năng đô thị Green City.
0