Luật Đất đai giúp thúc đẩy công tác giải phóng mặt bằng
Giải phóng mặt bằng luôn là khâu quan trọng nhất trong triển khai các dự án đầu tư. Cũng vì những vướng mắc về chính sách mà có không ít dự án bị chậm tiến độ, đình trệ kéo dài do thiếu mặt bằng.
Trước đây, thực hiện Luật Đất đai 2013, các địa phương sẽ căn cứ vào khung giá đất của Chính phủ để xây dựng và ban hành bảng giá đất theo chu kỳ 5 năm/lần. Mỗi năm sẽ ban hành hệ số giá đất (hệ số K). Thực tế, dù đã vận dụng tối đa chính sách nhưng giá đền bù tại các địa phương vẫn thấp hơn nhiều so với giá thị trường. Bên cạnh đó, việc xác định nguồn gốc đất còn bất cập khiến công tác giải phóng mặt bằng luôn gặp khó khăn, nhiều nơi còn nảy sinh khiếu kiện kéo dài. Đây là những vấn đề đã được Chính phủ, Quốc hội thảo luận rất kỹ khi sửa đổi để ban hành Luật đất đai 2024. Nghị định 88 của Chính phủ có những hướng dẫn chi tiết với nhiều chính sách bảo đảm quyền lợi cho người có đất bị thu hồi. Đây sẽ là những yếu tố quan trọng nhất đảm bảo sự đồng thuận của người dân khi triển khai giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư phát triển.
Anh Nguyễn Văn Nam, phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, cho biết: “Trước đây, việc đền bù khi Nhà nước thu hồi đất chỉ bằng khoảng 30-50% giá thị trường.Việc áp giá bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất theo luật mới sẽ tiệm cận giá thị trường, đây là điều đáng mừng cho người dân có đất bị thu hồi”.
Anh Đoàn Ngọc Đức, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, cho hay: “Việc quy định phải bố trí nhà tái định cư cho người dân rồi mới được thu hồi đất theo Luật mới và những chính sách hỗ trợ kèm theo sẽ giúp an sinh xã hội tốt hơn”.
Ông Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế, cho rằng: “Luật mới đã đảm bảo và rõ ràng hơn quyền lợi của người dân, bằng những chính sách về xây dựng bảng giá đất, áp dụng để tính giá bồi thường về đất sẽ khiến người dân dễ đồng thuận hơn”.
Hiện nay, Sở Tài nguyên và môi trường Hà Nội đang phối hợp cùng các cơ quan liên quan soạn thảo trình thành phố bảng giá đất mới theo Luật đất đai 2024. Đây sẽ cơ sở để tính giá bồi thường, phục vụ công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn từ năm 2025.


Lợi dụng thông tin sáp nhập, giá đất tại nhiều tỉnh, thành thời gian qua bị thổi cao phi lý, thị trường bất động sản trở nên méo mó, tiềm ẩn nguy cơ vỡ 'bong bóng'.
Quy hoạch chi tiết bốn khu tập thể cũ vừa được quận Đống Đa. TP. Hà Nội đưa ra lấy ý kiến cộng đồng, tạo bước khởi đầu quan trọng để cuối năm 2025 có thể khởi công xây dựng lại.
Việc Mỹ áp thuế 46% lên hàng hóa Việt Nam được đánh giá sẽ gây ảnh hưởng nhất định đến thị trường bất động sản, đặc biệt là phân khúc bất động sản công nghiệp.
Quận Đống Đa đặt mục tiêu hoàn tất quy hoạch chi tiết cải tạo bốn khu chung cư cũ: Kim Liên, Khương Thượng, Trung Tự và Hào Nam trong năm 2025, nhằm thực hiện Chương trình số 03 của Thành ủy về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021 – 2025”.
Trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn nhiều dự án bất động sản bị bỏ hoang, trong khi nguồn cung nhà ở còn thiếu.
Một số trường hợp bỏ hoang đất sẽ bị Nhà nước thu hồi, theo quy định tại Điều 81 Luật Đất đai 2024.
0