Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), ngăn sở hữu chéo

Sáng ngày 18/1, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Đây là dự án luật có nhiều nội dung chuyên sâu, có tác động trực tiếp đến các chính sách tài chính tiền tệ, ổn định kinh tế vĩ mô.

Với tỷ lệ 91,28% đại biểu tán thành,  Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) đưa ra quy định về việc giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần, giảm giới hạn cấp tín dụng và một số quy định trong tổ chức, quản trị điều hành.

Dự thảo luật đã bổ sung quy định về cung cấp, công bố công khai thông tin, trong đó, cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên của tổ chức tín dụng phải thực hiện cung cấp thông tin, tổ chức tín dụng phải công bố công khai thông tin của các cổ đông này để bảo đảm minh bạch.

Phiên họp sáng 18/1, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi)

Trong phiên họp sáng ngày 18/1/2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước nâng cao hiệu quả phối hợp với các bộ ngành, đồng thời có giải pháp tăng cường hiệu quả công tác thanh kiểm tra, giám sát, đảm bảo hạn chế cao nhất tình trạng sở hữu chéo, thao túng, chi phối tổ chức tín dụng.

Về xử lý nợ xấu, tài sản đảm bảo, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉnh lý theo hướng quy định về chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản là tài sản bảo đảm để thu hồi nợ và về chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản đã nhận làm tài sản bảo đảm trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành để thu hồi nợ. Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) gồm 15 chương, 210 điều và có hiệu lực từ ngày 1/7/2024.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngân hàng Standard Chartered dự báo GDP của Việt Nam tăng trưởng mạnh ở mức 7,7% trong quý I/2025 (tăng từ mức 7,6% trong quý IV/2024).

Chính phủ Trung Quốc ngày 4/4 tuyên bố sẽ áp thuế đối ứng 34% với toàn bộ hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ vào Trung Quốc từ ngày 10/4.

Bên cạnh áp lực từ Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), ngành đồ uống còn lo ngại tác động kép từ thuế quan đối ứng mà Hoa Kỳ vừa công bố hôm 2/4.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) gửi đề xuất tới Chính phủ và các bộ, ngành về việc giảm thuế nhập khẩu thủy sản Mỹ xuống 0% thay vì 3-10% như hiện nay.

Hải quan Mỹ bắt đầu thu thuế 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ nhiều quốc gia. Mức thuế cao hơn đối với hàng hóa từ 57 đối tác thương mại lớn của Mỹ dự kiến có hiệu lực vào tuần tới.

Theo Chủ tịch EuroCham, ông Bruno Jaspaert, hầu hết các doanh nghiệp châu Âu không thể lường trước những biện pháp thuế quan quyết liệt như hiện nay, nhưng họ vẫn đặt niềm tin vào khả năng ngoại giao khéo léo của Việt Nam trong việc điều hướng căng thẳng thương mại toàn cầu.