Lựa chọn cây xanh phù hợp cảnh quan đô thị
Việc trồng trong không gian chưa phù hợp, khiến nhiều nơi, cây xanh tại Hà Nội chưa phát huy hết được hiệu quả.
TS. KTS Phạm Anh Tuấn - Trưởng bộ môn Kiến trúc Cảnh quan và Quy hoạch - Đại học Xây dựng Hà Nội chia sẻ: “Có những loài cây không phù hợp chúng ta đưa về khi chưa thử nghiệm hoặc trồng ở những vị trí không phù hợp như dưới gầm cầu, dải vỉa hè hẹp sẽ không phát huy được tác dụng. Ví dụ như cây phượng, chúng ta trồng ở những dải phân cách chỉ có 1 m thì cũng không đủ điều kiện để sinh trưởng, phát triển tốt.”
Hiện, Hà Nội có khoảng 1,9 triệu cây xanh. Số cây này góp phần không nhỏ tạo nên diện mạo xanh của Thủ đô. Tuy nhiên, chỉ số về tiêu chuẩn đất cây xanh còn thấp, chưa đạt 50 cây/km. Tỷ lệ cây xanh mới đạt 2,06 m2/người.
Công tác thiết kế vỉa hè của các quận huyện vẫn chưa hài hòa với quy hoạch cây xanh. Điều này đã khiến công tác quản lý gặp rất nhiều khó khăn.
Năm 2024, thành phố Hà Nội đặt mục tiêu trồng mới 200.000 - 250.000 cây bóng mát, cây lấy gỗ trên các tuyến đường đô thị. Qua đó, nâng tỷ lệ cây xanh 8 - 10 m2/người vào năm 2025.
Để có được mạng lưới cây xanh hoàn chỉnh, phát huy được tác dụng, thành phố cần có quy hoạch tổng thể hệ thống cây xanh trên địa bàn. Đồng thời, phải có quy hoạch mạng lưới cây xanh cho từng quận, huyện và những khu đô thị mới. Quy hoạch thiết kế trồng cây xanh, dựa trên phân loại các đường phố trong khu đô thị mới.
Cây xanh nào cũng tốt, cũng quý. Thế nhưng, để phát huy được hết hiệu quả, cây cần được trồng phù hợp với không gian. Đặc biệt, trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu ngày càng gay gắt, việc lựa chọn cây trồng đô thị phù hợp với thời tiết, có khả năng cao trong hấp thụ, giảm thiểu bụi mịn và ô nhiễm không khí là điều mà thành phố đang hướng tới.
Trong kỳ họp vào tháng 12 tới, UBND thành phố Hà Nội dự kiến sẽ trình HĐND thành phố thông qua Nghị quyết về vùng phát thải thấp nhằm cụ thể hóa quy định tại Khoản 2, Điều 28, Luật Thủ đô (sửa đổi) năm 2024.
HĐND thành phố Hà Nội vừa thông qua nhiệm vụ quy hoạch và xây dựng ba khu công nghiệp tại các huyện Thường Tín và Sóc Sơn.
Các đơn vị chức năng quận Tây Hồ (Hà Nội) đang tiến hành xác định giá đất để triển khai giải phóng mặt bằng, thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp đường Tô Ngọc Vân.
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 6004/QD-UBND về việc phê duyệt “Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố”.
Để bảo đảm nguồn cung nông sản cho dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Hà Nội đang tập trung chỉ đạo ngành nông nghiệp và các địa phương đẩy nhanh tiến độ sản xuất cây trồng vụ đông, phấn đấu diện tích canh tác tăng 3.000 - 4.000 ha so với kế hoạch từ đầu năm.
Hà Nội là địa phương đầu tiên của cả nước thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng chống lãng phí theo tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm. Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo được công bố tại Hội nghị sáng nay (20/11) do Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh chủ trì.
0