Logistics nhanh, xu hướng tất yếu thời thương mại điện tử

Sự bùng nổ của thương mại điện tử (TMĐT) đã đưa ngành logistics mới, logistic nhanh hay chuyển phát nhanh, phát triển nhanh chóng. Đây là mô hình giao nhận được tối ưu để đáp ứng nhu cầu giao hàng trong thời gian ngắn nhất.

Gần Tết, nhu cầu mua sắm trên các sàn thương mại điện tử tăng đột biến. Người tiêu dùng không chỉ tìm kiếm những mặt hàng tươi mới, giá tốt, mà còn mong muốn sự tiện lợi trong giao nhận. Như vậy, đối với các chủ shop, khó khăn lớn nhất không chỉ là nguồn hàng mà còn là làm sao giao hàng kịp đến tay khách trước Tết.

Nguyễn Thanh Huyền, đại diện Công ty TNHH Felice, cho hay: “Trong cao điểm Tết, khó khăn của chúng tôi là phải chuẩn bị nguồn hàng từ rất sớm. Thêm vào đó, chúng tôi cũng cần liên hệ sẵn những bạn ship quen để có thể kịp thời giao hàng tới tay người mua với chất lượng tốt nhất”.

Khi nhu cầu mua sắm đạt đỉnh điểm, áp lực giao hàng trở thành bài toán không chỉ của các shop online mà còn của các đơn vị vận chuyển. Từ đó, hình thành một xu hướng mới trong ngành logistic: logistic nhanh.

Ông Phan Bình, đại diện thương hiệu J&T Express tại Việt Nam, cho biết: “Hình thức này không còn quá mới nhưng chỉ xuất hiện trong vòng 10 năm trở lại đây. Như vậy khi chúng tôi đầu tư, chúng tôi phải có chiến lược dài hạn. Logistic phát triển phải song hành với sự phát triển của các sàn Ecom. Khó khăn lớn nhất của chúng tôi là thời gian, khi nhận từ các sàn sau đó trung chuyển”.

Theo các chuyên gia, xu hướng logistic nhanh không chỉ là sự thích nghi mà còn là bước tiến tất yếu cùng sự phát triển của thương mại điện tử. Khi khách hàng đã quen với tốc độ giao nhận nhanh, điều này buộc các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới công nghệ và cải tiến dịch vụ. Đây cũng chính là yếu tố cạnh tranh mà nhiều doanh nghiệp vận chuyển hướng tới.

TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế cho rằng: “Đây là sự phát triển tất yếu của ngành logistics. Hiện tại cả các đơn vị vận chuyển và cả cơ quan quản lý Nhà nước đều đang phối hợp để cùng đưa ngành logistics đi lên cùng với sự bùng nổ của thương mại điện tử”.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Mùa hè là thời điểm giải nhiệt tăng mạnh, khiến thị trường đồ uống bắt đầu sôi động hơn.

148 nhà cung cấp nước ngoài gồm các tập đoàn như Google, Meta, Microsoft, TikTok...đã thực hiện đăng ký, kê khai và nộp thuế với số tiền hơn 2.800 tỷ đồng trong quý I/2025.

Trước diễn biến giá vàng liên tục tăng cao, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã có ý kiến chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ động ngăn chặn việc trục lợi, thao túng, làm giá, đầu cơ... trên thị trường vàng.

Thách thức từ chính sách thuế quan là cơ hội để Việt Nam tiến tới một hiệp định thương mại tự do với Mỹ.

Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và Phát triển (PGBank - Mã: PGB) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2025 với lợi nhuận trước thuế đạt 96 tỷ đồng, giảm 17,3% so với cùng kỳ năm 2024.

VN-Index ngày 18/4 đã đảo chiều phục hồi với mức tăng ổn định tại ngưỡng 1.200 điểm và sắc xanh chiếm ưu thế ở nhiều nhóm ngành sau hai phiên giảm liên tiếp.