Lọc máu không thể chữa bách bệnh

Các chuyên gia y tế cho biết, lọc máu là một kỹ thuật chuyên sâu chỉ được triển khai tại một số bệnh viện được cấp phép và áp dụng cho những trường hợp bệnh lý cụ thể.

Loạn các thông tin lọc máu trên mạng

Chỉ cần gõ cụm từ “lọc mỡ máu” hay “ngừa đột quỵ”, hàng loạt trang mạng xã hội ngay lập tức đua nhau xuất hiện những lời mời gọi đầy mê hoặc. Nhiều trong số đó là những lời quảng cáo, tuyên bố rằng phương pháp lọc máu không chỉ phòng ngừa đột quỵ, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, mà còn hiệu quả như một loại tiên dược có thể chữa lành mọi bệnh tật.

Thậm chí, các quảng cáo này còn ca ngợi công nghệ máy móc với khả năng tự động tách lọc mọi chất độc hại trong cơ thể từ vi khuẩn, virus, đến kim loại nặng. Họ khẳng định chỉ cần trải qua 2-3 lần lọc máu, các bệnh lý nguy hiểm như cảm cúm, gút, nhồi máu cơ tim, suy thận, đột quỵ, tai biến mạch máu não... sẽ giảm đến 70%, khiến người bệnh như được “hồi sinh” trong nháy mắt.

Từ một phương pháp điều trị bệnh lý chuyên sâu, giờ đây, việc lọc máu trở thành mục tiêu cho vô số cơ sở kinh doanh tùy tiện, lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân để quảng cáo rầm rộ trên mạng. Những hình ảnh bệnh nhân được cho là đã “hồi phục kỳ diệu” từ việc lọc máu càng làm gia tăng sự hoang mang và kỳ vọng sai lầm về hiệu quả của phương pháp này.

Từ các thông tin trên, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố kiểm tra, rà soát nội dung quảng cáo của cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn để xử lý theo quy định của pháp luật đối với nội dung không được cấp giấy phép.

Phanh phui những cú lừa lọc máu

Lọc máu là một kỹ thuật chuyên sâu chỉ được triển khai tại một số bệnh viện được cấp phép, áp dụng cho những trường hợp bệnh lý cụ thể. Về kỹ thuật, việc lọc máu hỏi bác sỹ và điều dưỡng phải được đào tạo kỹ thuật tuân thủ các quy trình khắt khe, cũng như kiểm soát nhiễm khuẩn tuân thủ các chỉ định về chuyên môn.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương cho biết: “Tôi xin khẳng định không có phương pháp nào chữa được bách bệnh. Nếu có, thì đã không có ngành y tế. Lọc máu là phương pháp điều trị tốt, nhưng không phải phương pháp dự phòng". Cũng theo TS. Nguyễn Lân Hiếu, lọc máu cần có sự chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa và chỉ giải quyết trong giai đoạn cấp cứu người bệnh. Sau đó, người bệnh sẽ trở lại cuộc sống bình thường.

Lọc máu chữa bệnh cần được hiểu như thế nào?

Bệnh nhân nhập viện cấp cứu tại Khoa Hồi sức tích cực và chống độc của Bệnh viện Đức Giang được chẩn đoán theo dõi ngộ độc thực phẩm và biến chứng nặng, nguy cơ tử vong cao. Sau 10 tiếng cấp cứu điều trị lọc máu, sức khỏe đã cải thiện, tình trạng tan máu cải thiện về bình thường và được dừng lọc máu.

Một trường hợp khác được chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn cũng tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nguy kịch, huyết áp tụt và được chỉ định lọc máu, thay thế thận, lọc các yếu tố viêm, hấp thụ vi khuẩn, giải quyết tình trạng loạn toan kiềm.

TS. Bác sĩ Trần Thị Oanh, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực - chống độc cho biết: “Lọc máu có hai chuyên khoa được Bộ Y tế cho phép triển khai, là chuyên khoa thận lọc máu và các kĩ thuật liên quan tới hồi sức cấp cứu".

Nguyên lý chung của kỹ thuật lọc máu là máu được đưa ra khỏi cơ thể thông qua kim hoặc ống thông vào tĩnh mạch, dẫn máu qua một hệ thống ống dẫn. Sau đó, máu được trao đổi qua màng lọc và đưa máu trở lại cơ thể người bệnh. Màng lọc có hai khoang, một khoang máu và một khoang dịch lọc, chúng được ngăn cách với nhau bởi lớp màng bán thấm.

Màng lọc bán thấm giúp giữ lại protein, tế bào máu và loại bỏ chất thải như ure, creatinine, kali và dịch thừa. Sau khi lọc, máu được truyền trở lại cơ thể qua tay còn lại. Lọc máu là kỹ thuật xâm lấn có nhiều rủi ro. Trong quá trình lọc máu sẽ thúc đẩy hình thành các cục máu đông nên có nhiều nguy cơ bị đông máu hoặc chảy máu. Vì vậy, trước khi bệnh nhân được chỉ định lọc máu, các bác sĩ sẽ phải tiến hành nhiều xét nghiệm và hội chẩn.

Các bệnh nhân có thể gặp biến chứng như chảy máu, tắc cục máu đông, nếu kĩ thuật không tốt. Ngoài ra, các phản ứng với các màng lọc, tăng huyết áp cũng là biến cố có thể gặp trong quá trình lọc máu. Các biến cố có thể xảy ra trong quá trình lọc máu phải được thực hiện trong các bệnh viện để đảm bảo an toàn, theo bác sĩ Oanh.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cục An toàn Thực phát hiện trong 5 mẫu sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Man Plus Gold có chứa Sildenafil, Tadalafil với hàm lượng khác nhau.

Hà Nội ghi nhận gần 200 trường hợp mắc sởi trong tuần qua, nâng tổng số ca sởi của thành phố từ đầu năm 2025 đến nay là 1.250 ca.

Trung tâm Thông tin - Truyền thông thuộc Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã tổ chức Chương trình Giao lưu điển hình tiên tiến với chủ đề “Vinh quang đảng viên khoác áo blouse trắng”.

Hà Nội đã hoàn thành tiêm phòng sởi cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi và tiêm phòng bổ sung sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi đạt 98%, vượt kế hoạch đề ra.

Hà Nội đang đối mặt với diễn biến phức tạp của nhiều dịch bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là sởi và tay chân miệng.

Nhiều bệnh viện trên địa bàn Hà Nội đã tiếp nhận các bệnh nhân mắc sởi là người lớn, trong đó nhiều người biến chứng nặng.