Lộ diện cổ đông ngoại tại các ngân hàng Việt

Trong danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn tiếp tục được các ngân hàng cập nhật, ngoài tổ chức, cá nhân trong nước, nhiều ngân hàng có sự chi phối của các cổ đông ngoại.

Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) có thêm hai cái tên mới là J.P.Morgan Securities PLC và Nordea 1, SICAV, nắm lần lượt 1,5% và 1,03% cổ phần của MB. Trước đó, vào ngày 16/7, MB đã công bố hai cổ đông lớn khác là Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam và Pyn Elite Fund.

Ngoài tổ chức, cá nhân trong nước, nhiều ngân hàng có sự chi phối của các cổ đông ngoại.

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) cũng đã cập nhật danh sách cổ đông sở hữu trên 1% vốn điều lệ. 11 cổ đông đang nắm 37,09% vốn điều lệ MSB. Cá nhân duy nhất nắm trên 1% vốn là người nước ngoài - ông Nilesh Ratilal Banglorewala - cựu giám đốc khối Quản lý Tài chính MSB, với tỷ lệ cổ phần tương đương 3,32% vốn điều lệ.

Nhiều nhà băng khác có đối tác chiến lược là tổ chức nước ngoài, nắm tỷ lệ vốn lớn. Như tại Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) các nhà đầu tư ngoại đang nắm 20,45% vốn, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), tổng sở hữu của cổ đông ngoại đạt hơn 21,2%.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Giá vàng nhẫn trơn ngày 20/3 ghi nhận mức cao kỷ lục tiến sát ngưỡng 101 triệu đồng/lượng.

Giá vàng thế giới ngày 20/3 tiếp tục đà tăng sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tiếp tục giữ nguyên lãi suất.

Nhà đầu tư ngoại vẫn bán ròng mạnh gần 1.500 tỷ đồng, cao nhất từ đầu năm 2025 đến nay.

Giá vàng thế giới lập kỷ lục mới ở mức 3.051 USD/ounce đã kéo giá vàng trong nước sáng 20/3 vượt qua ngưỡng 100 triệu đồng/lượng.

Giá vàng nhẫn trơn trên thị trường ngày 19/3 vượt mốc 100 triệu đồng/lượng, là mức giá cao chưa từng có. Nhưng thực tế, giá vàng càng cao người dân mua càng khó, vậy nguyên nhân đằng sau chuyện này là gì?

Giá vàng trong nước ngày 20/3 tăng mạnh khi cả vàng miếng và vàng nhẫn đều được điều chỉnh bán ra ở mức tăng cao.