Lộ chiêu trò trả giá cao, tạo sốt ảo rồi bỏ cọc

Dù đã đến hạn đóng 50% số tiền trúng đấu giá, nhưng chỉ có 13/68 trường hợp trúng đấu giá đất tại khu ngõ Ba, thôn Thanh Thần, xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai, nộp tiền.

Hầu hết các trường hợp trả giá cao, trong đó có người trả cao nhất lên đến 103 triệu đồng/m2 đã bỏ cọc. Chiêu trò trả giá cao, tạo sốt ảo rồi bỏ cọc đã lộ rõ chân tướng.

Cách đây một tháng, ngày 10/8/2024, quanh khu vực nhà thi đấu huyện Thanh Oai, Hà Nội, chật kín người, hơn 1.500 người tham dự đấu giá 68 thửa đất với số lượng kỷ lục trên 4.200 hồ sơ. Sàn đấu giá đất nóng lên với những con số trả cao vọt, mà đỉnh điểm là mức đấu 103,3 triệu đồng cho 1m2 đất ở khu vực chưa có hạ tầng đồng bộ, cách trung tâm thành phố tới hơn 30 km.

Phiên đấu giá đã thu hút số lượng kỷ lục hơn 1.500 người tham gia với trên 4.200 hồ sơ.

Anh Nguyễn Văn Ngọc (xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai) chia sẻ: "Tôi là người dân Thanh Oai tham gia cuộc đấu giá. Tôi thấy giá trúng cao bất thường, giá trúng cao như vậy thị trường Thanh Oai hấp thụ là rất khó".

Giá khởi điểm thấp chỉ từ 8,6-12,5 triệu đồng/m2 đã thu hút đông người tham gia. Lý giải này chỉ là bề nổi để che dấu chiêu trò “kích sóng” đất nền ven đô dưới bàn tay của đầu cơ. Dù mức trúng cao gấp nhiều lần so với mặt bằng chung trong khu vực, nhưng ngay khi có kết quả, cò đất - đầu cơ đã xuất hiện kín quanh khu vực đất đấu giá, trao đổi, mua bán công khai với mức chênh lên tới cả trăm triệu đồng.

Một người môi giới đất đấu giá Thanh Cao cho hay: "Góc kia người ta trả chênh 100t em chưa bán, hôm đầu tiên giao chênh 300 triệu, nếu bớt đi một tý nhà em vẫn bán".

Thời hạn đóng 50% số tiền đã kết thúc, chỉ có 13 trường hợp đóng tiền đúng hạn theo quy định cho các lô có mức giá trúng thấp.

Theo tìm hiểu của phóng viên, giao dịch tưởng chừng rất sôi nổi nhưng cũng vẫn là chiêu trò trao đi - đổi lại giữa các môi giới. Mục đích nhằm tạo sốt ảo, trả giá cao rồi thiết lập mặt bằng mới cho các thửa đất ở khu vực xung quanh. Thực tế, từ mức bình quân 27 đến hơn 30 triệu đồng, sau cuộc đấu giá, đất Thanh Oai đã bị thổi lên gần tiệm cận mức trúng đấu giá là 50 - 60 triệu đồng.

GS.TS Bùi Ngọc Sơn – nguyên Trưởng phòng Kinh tế quốc tế - Viện Nghiên cứu kinh tế và chính trị thế giới, cho biết: "Cũng như vụ việc tại Tân Hoàng Minh, người ta chỉ cần gửi ra cái thông điệp đấy mà anh đã mua vào thì người ta lãi rồi người ra sẵn sàng bỏ cọc. Cách thức này nó hủy hoại thị trường ghê gớm".

Bỏ cọc vài ba trăm triệu nhưng có thể thu hồi vốn và thoát hàng với mức lãi cả tỷ đồng, chiêu trò của môi giới đã thành công khi “kích sóng” đất nền cả khu vực Thanh Oai và Hà Đông, địa bàn đang có cả nghìn thửa đất đấu giá, đất đô thị bị bỏ hoang cả chục năm nay. Thị trường bất động sản bị đầu cơ lũng đoạn, người có nhu cầu thực, nhất là người dân sinh sống tại khu vực đó  không thể có cơ hội mua đất để an cư

GS.TS Bùi Ngọc Sơn nhận định: "Người ta bỏ cọc, giờ thì sẽ tiến hành thế nào? Nhiều người sẽ bị kẹt tiền, mặt bằng giá mới được thiết lập sẽ gây nhiều hệ lụy. Nhà nước giải phóng mặt bằng sẽ khó khăn, phải bỏ ra lượng tiền lớn gây khó khăn phát triển kinh tế".

Theo tiến sĩ Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam: "Theo tôi, Hà Nội nên tạm dừng đấu giá để nghiên cứu, sẵn sàng các giải pháp để có thể kiểm soát được thị trường, đặc biệt là kiểm soát được thị trường sau những phiên đấu giá".

Bỏ cọc sau khi đầu cơ đạt mục đích tạo “sóng”, đất nền quanh khu vực thiết lập một mặt bằng giá mới, thị trường bất động sản bị nhiễu loạn bởi sốt ảo, giá ảo, còn huyện Thanh Oai lại mất thêm nhiều công sức, tiền của để tổ chức đấu giá lại.

Luật Đấu giá tài sản 2024 quy định cấm tham gia đấu giá từ 6 tháng đến 5 năm với những trường hợp đấu giá đất thực hiện dự án đầu tư mà bỏ cọc, vi phạm nghĩa vụ thanh toán tiền dẫn đến hủy kết quả đấu giá. Tuy nhiên, các quy định này phải tới 1/1/2025 mới có hiệu lực. Vậy nên, sau Thanh Oai sẽ tới Hoài Đức, chiêu trò trả giá cao, tạo sốt ảo rồi bỏ cọc rất có thể sẽ tiếp tục tái diễn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Việc truy thu tiền sử dụng, cho thuê đất được đề xuất chỉ nên áp dụng với trường hợp chủ đầu tư cố tình chây ì, trì hoãn.

Thường trực Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành khẩn trương nghiên cứu, xây dựng mô hình "Trung tâm giao dịch bất động sản và quyền sử dụng đất do Nhà nước quản lý" để báo cáo trong tháng 6/2025.

Nhiều đại biểu Quốc hội đặt vấn đề về sự cần thiết của các ràng buộc đi kèm trong việc tiếp tục miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030 để tránh "ôm đất chờ thời".

Khu vực hai bên cầu Vĩnh Tuy đang dần trở thành một cực tăng trưởng mới của Thủ đô, nhất là sau khi cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 được khánh thành vào năm 2023.

Huyện Quốc Oai sẽ cưỡng chế giải phóng mặt bằng (GPMB) tại các cụm công nghiệp chậm tiến độ, nhằm đảm bảo quỹ đất sản xuất và di dời cơ sở ô nhiễm ra khỏi khu dân cư.

Lực lượng chức năng đã ra quân xử lý công trình nhà tôn trái phép trên đất nông nghiệp gần khu vực hồ Đầm Đỗi, quận Hoàng Mai, Hà Nội.