Linh hồn của những lễ hội
Tết Nguyên Đán đang cận kề. Đây là thời điểm những cơ sở làm lân - sư - rồng tất bật chuẩn bị để mang không khí vui tươi, chào đón năm mới đến với mọi người, mọi nhà. Lân - sư- rồng là ba linh vật tượng trưng cho sự thịnh vượng, phát tài, hạnh phúc và hanh thông, vậy nên những ngày gần Tết Nguyên Đán, các cơ sở làm đầu lân, sư, rồng như xưởng của anh Bùi Viết Tưởng ở huyện Chương Mỹ (Hà Nội) luôn rộn ràng từ sáng đến tối.
Bén duyên với nghề đã được 16 năm, anh Tưởng chia sẻ, cứ sau Tết Trung thu, xưởng của anh phải bắt tay vào chuẩn bị sản xuất cho Tết Nguyên đán.
Anh Tưởng vốn là dân võ. Học trò theo anh học võ cũng đến cả nghìn học sinh. Những buổi tan học, các em lại đến nhà thầy Tưởng phụ giúp thầy cô làm lân, sư, rồng. Những ngày cận Tết, các mặt hàng đầu lân, sư, rồng nhà anh Tưởng đã đến giai đoạn hoàn thiện. Dịp cao điểm, mỗi ngày xưởng sản xuất của anh Tưởng làm được từ 5 – 6 chiếc đầu lân sư. Mỗi chiếc dao động từ 3 đến 6 triệu đồng tùy theo chất liệu.
Để làm ra một chiếc đầu lân, theo chị Nguyễn Thị Mận, phải trải qua rất nhiều công đoạn cầu kỳ, nhưng hơn cả vẫn là bước cắt lông. Muốn may được một chiếc thân lân đẹp, các đường cắt phải thật thẳng. Chị Mận phải mất đến hai ngày để hoàn thiện một chiếc thân lân.
Các sản phẩm đầu lân, sư, rồng nhà anh Tưởng đều được làm bằng chất liệu đề can nên có thể được sử dụng cả trong những ngày phảng phất mưa xuân. Theo anh Tưởng, thần thái ở tất cả các con vật đều được thể hiện ở bộ nhãn pháp, là đôi mắt. Đôi mắt chính là điểm mấu chốt, quyết định sự "dữ dằn" hay "hiền hoà" của một chú lân, chú rồng hay sư tử.
Không chỉ phục vụ cho thị trường Hà Nội, đầu lân do anh Tưởng sản xuất còn được ưa chuộng ở nhiều tỉnh thành trong cả nước, thậm chí còn xuất khẩu sang các nước có cộng đồng người Việt Nam sinh sống, nhất là trong các dịp lễ, Tết cổ truyền của dân tộc.
Anh Tưởng còn có một đội múa lân sư rồng khá hùng hậu được thành lập từ lò võ do anh sáng lập ra. Trước Tết năm nào cũng vậy, đội lân, sư, rồng của anh lên lịch tập luyện dày hơn những tháng khác trong năm. Thành viên trong đội ở nhiều độ tuổi, cứ sau giờ lên lớp, các em lại tập trung tại sân đình để tập luyện.
Mùa xuân tới, là lúc những đội lân sư rồng bận rộn với công việc của mình. Đó là những ngày làm việc thâu đêm suốt sáng cho kịp đơn hàng. Hay là những buổi biểu diễn nối liền nhau không ngừng nghỉ, để được mang niềm vui đi khắp muôn nơi.


Ngày mưa cũng như ngày nắng, những nữ công nhân môi trường vẫn miệt mài thực hiện nhiệm vụ. Tiếng loa phát thanh trên những chiếc xe chở rác vẫn luôn vang lên trên khắp phố phường Thủ đô Hà Nội.
“Tuần lễ Áo dài” năm 2025 được Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Hà Nội khởi động từ ngày 1-8/3/2025.
Ngày càng nhiều người ở mọi lứa tuổi coi sáng tạo nội dung là một công việc chuyên nghiệp trong bối cảnh xã hội đang chuyển đổi số ngày một mạnh mẽ.
Giữa lòng phố cổ Hà Nội nhộn nhịp, hương thảo dược phảng phất đã khiến cho con phố Đông y Lãn Ông, quận Hoàn Kiếm như một nốt trầm mang đậm dấu ấn thời gian.
Hà Nội hiện có nhiều tuyến phố đi bộ kết hợp với không gian sáng tạo công cộng, trở thành nét mới và điểm nhấn trong đời sống Thủ đô.
Gần chục năm nay, quán cà phê trong con ngõ nhỏ trên phố Yên Lãng (quận Đống Đa) đã trở thành địa chỉ quen thuộc của những bệnh nhân nghèo vào mỗi sáng cuối tuần. Đến đây, họ được khám bệnh và nhận thuốc miễn phí.
0