Liên quan khai thác quặng trái phép, cựu thứ trưởng bị bắt
Căn cứ kết quả mở rộng điều tra vụ án xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn Thái Dương và các đơn vị liên quan, ngày 22/7/2024, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu ra Quyết định khởi tố bắt tạm giam đối với 05 bị can về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, quy định tại Khoản 3 Điều 219 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Ngoài ra, Cơ quan điều tra cũng khởi tố bị can, cấm đi khỏi nơi cư trú Bùi Đoàn Như, nguyên trưởng phòng Khoáng sản, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái; Lê Duy Phương, cựu chuyên viên chính Vụ Khoáng sản.
Kết quả điều tra ban đầu xác định Đoàn Văn Huấn (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP tập đoàn Thái Dương) và Nguyễn Văn Chính (Phó Tổng giám đốc kiêm kế toán trưởng Công ty CP tập đoàn Thái Dương) cùng phải chịu trách nhiệm cho việc đã chỉ đạo khai thác, tiêu thụ trái phép hơn 11 nghìn tấn quặng đất hiếm và 152 nghìn tấn quặng sắt, thu lợi bất chính 632 tỷ đồng.
Tháng 10/2023, Huấn và Chính đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về tội “Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên”.
Trong quá trình mua bán quặng với các đối tác khác là Công ty cồ phần Đất hiếm Việt Nam và Công ty Hợp Thành Phát, các đối tượng còn xuất hóa đơn VAT giảm số lượng và đơn giá bán so với thực tế, giúp Thái Dương để ngoài sổ sách kế toán hơn 28 tỷ đồng không kê khai nộp thuế, gây thiệt hại (tạm tính) cho Nhà nước hơn 7,5 tỷ đồng.
Đặng Trần Chí (Giám đốc), Phạm Thị Hà (kế toán) của Công ty Hợp Thành Phát; Lưu Anh Tuấn (Chủ tịch HĐQT), Nguyễn Thị Hiền (kế toán) của Công ty cổ phần Đất hiếm Việt Nam bị bắt với cáo buộc “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng".
Dù là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc, đồng thời là người đại diện theo pháp luật duy nhất, nhưng ông Đoàn Văn Huấn lại chỉ sở hữu 3% cổ phần Thái Dương. Bà Nguyễn Thị Thu Hằng (có cùng địa chỉ thường trú với ông Huấn) sở hữu 2% cổ phẩn, còn lại 95% cổ phần của tập đoàn Thái Dương không có thông tin.
Công ty cổ phần tập đoàn Thái Dương thành lập tháng 9/2002, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, khai khoáng và mỏ xây dựng. Tháng 6/2013, Thái Dương nhận giấy phép khai thác khoáng sản tại Dự án đầu tư khai thác và chế biến quặng đất hiếm tại mỏ đất hiếm 6,24 ha ở xã Yên Phú, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Dự án này sau đó được hoàn thiện và bắt đầu hoạt động từ tháng 6/2018.
Ngoài Công ty cổ phần tập đoàn Thái Dương, Đoàn Văn Huấn còn là Chủ tịch HĐQT, người đại diện theo pháp luật của Công ty cổ phần Đất hiếm Yên Phú (thành lập tháng 3/2017), hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kim loại màu và kim loại quý.
Ở thời điểm mới thành lập, vốn điều lệ công ty này là 80 tỷ đồng với các cổ đông gồm: Tập đoàn Thái Dương (53%), ông Đoàn Văn Huấn (26%), ông Đào Duy Tùng (11%) và ông Lưu Anh Tuấn (10%).
Đoàn Văn Huấn đứng tên và là Giám đốc tại Công ty cổ phần Chế biến đất hiếm (thành lập tháng 2/2023), vốn điều lệ ban đầu 100 tỷ đồng.
Huấn cũng là đại diện theo pháp luật của Công ty cổ phần Khai thác và Chế biến vật liệu Tiên Tiến (thành lập tháng 8/2023) với ngành nghề bán buôn kim loại và quặng, khai thác quặng, khí đốt tự nhiên...; vốn điều lệ 10 tỷ đồng. Cơ cấu cổ đông Tiên Tiến gồm: Tập đoàn Thái Dương (40%), Công ty cổ phần Đầu tư Xuân Cầu Lạch Huyện (40%) và Công ty CP Đầu tư SISC (20%).
Công ty cổ phần Đầu tư SISC thành lập năm 2009, hoạt động chính trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Xuân Cầu Lạch Huyện được biết đến là chủ đầu tư dự án khu công nghiệp và khu phi thuế quan Xuân Cầu tại Hải Phòng.


Hai đối tượng Nguyễn Văn Linh và Ngô Thị Hoan đã có hành vi giúp đối tượng Bùi Đình Khánh bỏ trốn sau khi gây án. Cặp vợ chồng này bị Công an tỉnh Lào Cai phối hợp cùng Công an tỉnh Quảng Ninh truy xét bắt giữ thành công.
Cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Linh Ngọc cùng 26 bị cáo khác sắp ra hầu tòa vì liên quan vụ Công ty Thái Dương và các đơn vị liên quan khai thác trái phép đất hiếm ở mỏ Phù Yên.
Đoàn kiểm tra liên ngành công tác an toàn thực phẩm số 1 của thành phố Hà Nội đã phát hiện 6 mặt hàng thực phẩm hết hạn sử dụng tại kho của Công ty Cổ phần Thương mại quốc tế và xây dựng Anh Minh - (Bếp Lang Liêu).
Trong tháng cao điểm về an toàn thực phẩm (ATTP), thành phố Hà Nội tiếp tục tăng cường kiểm tra các bếp ăn trường học và khu vực cổng trường, nhằm bảo vệ sức khỏe học sinh và đảm bảo chất lượng thực phẩm.
Đội 7, Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an thành phố Hà Nội vừa phối hợp cùng Đội QLTT số 17, Chi cục QLTT Hà Nội kiểm tra đột xuất một kho lạnh nằm sâu trong ngõ 328 đường Tây Mỗ. Tại đây, một lượng lớn thực phẩm "bẩn" như xúc xích, lạp xưởng, há cảo, viên thả lẩu “thập cẩm”, thanh cua...đã bị phát hiện và thu giữ.
Nhiều thanh thiếu niên đã bị Tổ công tác 141-H cơ sở Hai Bà Trưng (TP. Hà Nội) kiểm tra, phát hiện, xử lý vi phạm trong đêm.
0