Liên hợp quốc kêu gọi cải cách

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres kêu gọi cải tổ toàn diện các hoạt động gìn giữ hòa bình, qua đó ứng phó với những thách thức toàn cầu ngày càng gia tăng.

Theo Tổng thư ký Guterres, tình hình thế giới đang trở nên phức tạp hơn với sự gia tăng của các nhóm khủng bố, tội phạm có tổ chức, vũ khí công nghệ cao và tác động của biến đổi khí hậu. Những mối đe dọa này đang đặt ra thách thức lớn đối với các sứ mệnh gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.

Trước bối cảnh đó, ông Guterres nhấn mạnh các hoạt động gìn giữ hòa bình phải được cải tổ mạnh mẽ để tiếp tục phát huy hiệu quả. Liên hợp quốc hiện đang tiến hành một cuộc đánh giá toàn diện nhằm xem xét và điều chỉnh cách thức triển khai các sứ mệnh gìn giữ hòa bình. Quá trình này được tiến hành theo yêu cầu của các quốc gia thành viên trong khuôn khổ Hiệp ước vì Tương lai, kết hợp với Chương trình nghị sự mới vì hòa bình.

Ông Guterres cam kết, Liên hợp quốc sẽ tham vấn rộng rãi với các nước tiếp nhận phái bộ, các quốc gia đóng góp lực lượng, xã hội, dân sự và các bên liên quan để đưa ra giải pháp phù hợp nhất.

Lời kêu gọi cải cách của Tổng thư ký Liên hợp quốc nhận được sự đồng tình từ nhiều chuyên gia và quan chức quốc tế. Giám đốc Nghiên cứu Viện Hòa bình Quốc tế Jenna Russo cho rằng, Liên hợp quốc cần chấp nhận rủi ro nhiều hơn trong các phái bộ.

Trong khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao Đan Mạch Lars Lokke Rasmussen nhấn mạnh, dù còn nhiều thách thức, hoạt động gìn giữ hòa bình vẫn mang ý nghĩa quan trọng. Ông nhấn mạnh rằng, lá cờ xanh và mũ nồi xanh của Liên hợp quốc là biểu tượng của hy vọng—đem lại sự bảo vệ cho người tị nạn ở Congo, hỗ trợ các cộng đồng chịu ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu ở Nam Sudan và mở ra cơ hội hòa nhập cho phụ nữ, trẻ em gái ở Afghanistan.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổng thống Vladimir Putin khẳng định Nga duy trì vị trí trong top 5 nhà xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới, được thị trường quốc tế đánh giá cao.

Cựu Tổng thống Mỹ Joe Biden xuất hiện công khai vào ngày 23/5 (giờ địa phương) sau khi xác nhận mắc ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối.

Liên minh cầm quyền Slovakia chuẩn bị đề xuất yêu cầu Ukraine bồi thường khoản viện trợ quân sự và tài chính mà Bratislava đã cung cấp trong suốt xung đột Nga - Ukraine.

Tổng thống Donald Trump tiết lộ Mỹ tích cực theo dõi cuộc chiến của thiết bị không người lái trong xung đột Nga-Ukraine.

Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN cam kết tiếp tục hỗ trợ Myanmar, đồng thời kêu gọi tăng cường sự đoàn kết trong khối nhằm xử lý hiệu quả các vấn đề khu vực.

Đức có thể khôi phục nghĩa vụ quân sự bắt buộc sớm nhất vào năm 2026, nếu không tuyển đủ quân tình nguyện nhằm đáp ứng cam kết với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).