Lịch Xuân giữ nét văn hóa truyền thống

Một năm cũ sắp qua đi những tờ lịch cuối cùng của năm 2023 sắp được thay thế bằng cuốn lịch mới 2024. Cuốn Lịch không chỉ biểu thị cho các chu kỳ thời gian, ngày tháng, mà còn là một ấn phẩm truyền tải những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc. Trải qua thăng trầm lịch sử, mặc dù chịu sức ép của công nghệ 4.0, nhưng lịch Xuân vẫn vẹn nguyên giá trị, phổ biến trong các gia đình người Việt.

"Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài, chữ mệnh khéo là ghét nhau
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng…"

Mỗi người dân Việt Nam có lẽ ai cũng thuộc một câu Kiều. Truyện Kiều của Nguyễn Du, di sản quý giá của nền văn học Việt Nam nay đã xuất hiện trên bộ lịch treo tường mùa lịch năm 2024. Đây là bản Kiều có nguồn gốc tại Huế, được chép tay từ thời Hoàng gia triều Nguyễn, từng được bày bán ở một hiệu sách cổ tại Paris sau đó được Thư viện Anh Quốc sưu tập từ năm 1894.

Lịch Xuân giữ nét văn hóa truyền thống

Với tình yêu văn hóa truyền thống cũng như xuất phát từ mong muốn gìn giữ chữ Nôm, bác sĩ Dương Trung Dũng đã sưu tập, mua bản quyền bản Kiều này và phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật đưa vào lịch Tết năm nay. Bộ lịch được thực hiện công phu với phần chữ Nôm và đặc biệt là tranh minh họa tương ứng với nội dung được vẽ chi tiết tạo nên một ấn phẩm giàu tính nghệ thuật có giá trị với văn hóa Việt. Lần đầu tiên công chúng sẽ được sử dụng, suy ngẫm và thưởng thức trọn vẹn Truyện Kiều theo một phong cách độc đáo.

Năm nay ngoài bộ lịch Truyện Kiều, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật giới thiệu tới công chúng hai ấn phẩm lịch khác là: Bộ lịch Văn Hiến ngàn năm - giới thiệu 265 bảo vật quốc gia, những hiện vật mang tính biểu tượng của dân tộc được xét và công nhận từ năm 2012 tới nay và Bộ lịch Đất nước nhìn từ biển - cẩm nang du lịch đưa độc giả đi dọc theo 28 tỉnh thành, khám phá các vùng biển đảo trù phú, giàu tài nguyên, những lễ hội văn hóa đặc sắc, làng nghề khai thác sản vật từ biển.

Bản Kiều có nguồn gốc tại Huế

Trong đời sống hiện nay công nghệ thông tin phát triển, xuất hiện rất nhiều thiết bị có chức năng xem thời gian, nhưng các giá trị truyền thống như lịch vẫn được trân trọng, điều đó đến từ nỗ lực của các đơn vị xuất bản, in, phát hành để gìn giữ một nét đẹp văn hóa của người Việt.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chương trình nghệ thuật "Người là niềm tin tất thắng" do Đài Hà Nội thực hiện đã khép lại với nhiều cảm xúc, được ví như một cuốn phim sống động kể về cuộc đời, con người và di sản tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bến hoa Phúc Xá dần thay đổi với sắc màu rực rỡ, trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút nhiều người dân và du khách.

Câu chuyện về cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh, về tình cảm của người dân Việt Nam gửi tới Bác Hồ kính yêu đã được thể hiện đầy cảm xúc trong chương trình chính luận nghệ thuật “Người là niềm tin tất thắng” diễn ra tối 19/5.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Lời ví giặm theo bước chân Người” đã diễn ra vào tối 19/5, tại Nhà hát Lớn, Hà Nội, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).

Nhiều bảo tàng tại TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức trưng bày, triển lãm những hiện vật quý giá, tái hiện sống động về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Chương trình nghệ thuật "Người là niềm tin tất thắng" là một bản hòa ca đầy xúc cảm, chạm đến trái tim của đông đảo khán giả, gợi nhớ một cách chân thực và xúc động về những cống hiến vĩ đại mà Người đã dành trọn cho độc lập, tự do của dân tộc.