LHQ yêu cầu EU chấm dứt 'tiêu chuẩn kép' về Ukraine, Gaza

Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã kêu gọi các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) thể hiện mối quan tâm đối với dân thường ở Gaza tương tự như ở Ukraine.

Trong khi EU đã chi hàng chục tỷ euro để đẩy lùi lực lượng Nga ở Ukraine, thì hiện tại họ mới chỉ đang chuẩn bị chính thức yêu cầu Israel không tấn công trại tị nạn ở Gaza.

“Nguyên tắc cơ bản của luật nhân đạo quốc tế là bảo vệ dân thường. Chúng ta phải tuân thủ các nguyên tắc ở Ukraine cũng như ở Gaza mà không có tiêu chuẩn kép”, ông Guterres nói với các phóng viên trước hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo EU tại Brussels hôm 21/3.

Tổng Thư ký Liên hợp quốc  Antonio Guterres

Thủ tướng sắp mãn nhiệm của Ireland, Leo Varadkar, cũng đề cập đến tiêu chuẩn kép trong bình luận của ông với các nhà báo.

Ông Varadkar nói: “Tôi nghĩ rằng phản ứng trước cuộc khủng hoảng kinh hoàng ở Palestine đã làm suy yếu những nỗ lực đặc biệt của chúng tôi trong việc bảo vệ Ukraine, bởi vì rất nhiều quốc gia ở phía nam bán cầu – còn được gọi là hầu hết thế giới – cho rằng các hành động của châu Âu liên quan đến Ukraine và Palestine là tiêu chuẩn kép. Tôi nghĩ họ có lý”.

Phản ứng với cuộc xung đột Ukraine, EU đã áp đặt 13 gói trừng phạt kinh tế đối với Moscow và chuyển hơn 80 tỷ euro (86,8 tỷ USD) viện trợ quân sự, kinh tế và nhân đạo cho Ukraine, không tính viện trợ song phương được các quốc gia thành viên gửi riêng lẻ. Trong khi đó, Ủy ban châu Âu sẽ chỉ chi 150 triệu euro viện trợ cho Gaza trong năm nay.

Trong khi các nhà lãnh đạo EU liên tục cáo buộc Nga nhắm mục tiêu vào dân thường ở Ukraine, thì số dân thường thiệt mạng ở Gaza từ lâu đã làm lu mờ con số thương vong ở Ukraine. Theo số liệu từ Liên Hợp Quốc và Bộ Y tế Gaza, gần 32.000 người Palestine, hầu hết là phụ nữ và trẻ em, đã thiệt mạng trong 5 tháng giao tranh ở Gaza, gấp ba lần số thường dân thiệt mạng trong hai năm xung đột ở Ukraine.

Cơ quan giám sát an ninh lương thực của Liên hợp quốc cảnh báo trong một báo cáo tuần này rằng, với việc Israel duy trì một cuộc bao vây gần như toàn diện ở Gaza, nạn đói “sắp xảy ra” ở vùng đất này. Báo cáo cho biết 70% trong số 2,3 triệu cư dân của Gaza hiện đang phải đối mặt với “nạn đói thảm khốc” và cứ 10.000 người thì hàng ngày sẽ có 2 người chết vì đói, suy dinh dưỡng và bệnh tật, nếu không được giúp đỡ ngay lập tức.

Người Palestine tại trại tị nạn Jabalia, Gaza, tập trung nhận thực phẩm miễn phí

Tại hội nghị thượng đỉnh diễn ra tuần này, các nhà lãnh đạo EU đã thông qua tuyên bố chung kêu gọi “tạm dừng nhân đạo ngay lập tức để mở đường cho lệnh ngừng bắn bền vững” ở Gaza (tạm dừng nhân đạo là thuật ngữ chỉ việc tạm ngừng các hoạt động thù địch để phục vụ các mục đích nhân đạo). Tuyên bố kêu gọi “chính phủ Israel kiềm chế hoạt động trên bộ ở Rafah”, giải thích rằng “một hoạt động như vậy sẽ gây ra hậu quả nhân đạo tàn khốc và cần phải tránh”.

Nằm ở phía nam Gaza, Rafah là nơi sinh sống của hơn một triệu người Palestine phải di dời từ các nơi khác trên lãnh thổ. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu hôm 20/3 cho biết ông “quyết tâm” đưa quân vào Rafah, bất chấp sự lên án của cộng đồng quốc tế./.

(Theo RT)

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ấn Độ và Pakistan ngày 10/5 đã bất ngờ đồng ý ngừng bắn, vào thời điểm các cuộc tấn công “ăn miếng trả miếng” giữa hai bên đang leo thang đến mức nguy hiểm.

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 11/5 đã chính thức đề xuất Ukraine nối lại các cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) vào ngày 15/5, không kèm theo bất kỳ điều kiện tiên quyết nào.

Tờ New York Times đưa tin, Mỹ đã phê duyệt chuyển giao 100 tên lửa phòng không Patriot và 125 tên lửa pháo binh tầm xa từ kho dự trữ của Đức sang Ukraine.

Mỹ và Iran sẽ tiến hành vòng đàm phán thứ tư liên quan đến chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran, cuộc đàm phán tiếp tục diễn ra tại Oman và do các nhà ngoại giao Oman làm trung gian.

Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif ngày 10/5 tuyên bố nước này chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn với Ấn Độ, đồng thời bày tỏ hy vọng các vấn đề còn tồn đọng giữa hai quốc gia, bao gồm tranh chấp Kashmir sẽ được giải quyết thông qua đối thoại hoà bình.

Phản ứng trước đề xuất đàm phán hòa bình trực tiếp với Ukraine do Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng đây có thể là “một ngày tuyệt vời nhất đối với Nga và Ukraine”, đồng thời cam kết “tiếp tục làm việc với cả hai bên để đảm bảo cuộc đàm phán diễn ra”.