LHQ chỉ trích việc Israel rút khỏi Hội đồng Nhân quyền
Israel vốn từ lâu chỉ trích Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc và thường xuyên không tham gia các hoạt động của cơ quan này. Israel không phải là một trong 47 thành viên chính thức của Hội đồng và không tham dự đều đặn các cuộc họp.
Quyết định rút lui này đã vấp phải sự phản đối từ một số chuyên gia về nhân quyền của Liên hợp quốc. Bà Francesca Albanese, Báo cáo viên đặc biệt của Liên hợp quốc về các vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng, đã chỉ trích quyết định của Israel. Theo bà Albanese, quyết định này phản ánh sự thiếu nhận thức của Israel về những tác động mà nó gây ra.
Mặc dù không có thẩm quyền pháp lý bắt buộc, nhưng các cuộc tranh luận tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc vẫn có sức ảnh hưởng chính trị lớn. Sự giám sát của cơ quan này có thể tạo áp lực toàn cầu lên các chính phủ, buộc họ thay đổi chính sách. Thậm chí, các cuộc điều tra được Hội đồng Nhân quyền ủy quyền có thể dẫn đến truy tố tội ác chiến tranh tại các tòa án quốc tế.
Trước đó, hôm 4/2, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo rút khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc. Trong nhiệm kỳ đầu làm tổng thống, ông Trump cũng đã rút Mỹ khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc vào năm 2018.


Bộ Phúc lợi xã hội, cứu trợ và tái định cư Myanmar đã tổ chức Lễ Tri ân các đoàn cứu trợ quốc tế đến từ 5 quốc gia Đông Nam Á trong chiều 6/4.
Bộ Quốc phòng Nga công bố hình ảnh một đơn vị pháo tự hành Gvozdika đã phá hủy các công sự, thiết bị quân sự và bộ binh của Ukraine ở khu vực Kursk.
Lực lượng hàng không vũ trụ của lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran đã tiếp tục mở rộng mạng lưới radar cảnh báo sớm "Ghadir" nhằm răn đe Israel, với các địa điểm mới được xây dựng ở phía Tây Bắc đất nước, gần Tabriz và dọc theo bờ biển Vịnh Ba Tư.
Hệ thống AWACS (Cảnh báo sớm và Kiểm soát trên không) đóng vai trò như một "trạm radar bay", cung cấp dữ liệu thời gian thực cần thiết để hỗ trợ các đơn vị thực hiện nhiệm vụ một cách hiệu quả.
Việc Mỹ cắt giảm viện trợ nước ngoài của Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID), đặc biệt là trong lĩnh vực y tế và hỗ trợ các sáng kiến phòng chống dịch bệnh, có thể dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng.
Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã công bố “Tầm nhìn Bangkok 2030” tại Hội nghị cấp cao lần thứ 6 của nhóm Sáng kiến Vịnh Bengal về Hợp tác kỹ thuật và kinh tế đa ngành (BIMSTEC), diễn ra ở Thủ đô Bangkok của Thái Lan vào ngày 5/4.
0