LHQ cảnh báo về điểm tới hạn nguy hiểm của khí hậu
Lời cảnh báo trên được Liên hợp quốc đưa ra trước thềm Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP28). Sự kiện sẽ khai mạc vào ngày 30/11 tại Dubai, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất.
Trong khí hậu học, "điểm tới hạn" là ngưỡng mà khi vượt qua đó thì hệ thống khí hậu không thể đảo ngược. Theo nghiên cứu về khí hậu được công bố trên tạp chí Nature, hơn 1/5 các "điểm tới hạn" có khả năng gây thảm họa trên thế giới - như sự tan chảy của lớp băng vĩnh cửu ở Bắc Cực, sự sụp đổ của dải băng Greenland và sự biến đổi đột ngột của rừng nhiệt đới Amazon thành thảo nguyên - có thể xảy ra ngay sau năm 2038.
Ông John Kerry - Đặc phái viên của Mỹ về khí hậu: “Chỉ có một lý do duy nhất khiến chúng ta rơi vào cuộc khủng hoảng này, đó là cách chúng ta cung cấp năng lượng, điều khiển phương tiện, thắp sáng các tòa nhà và cuộc sống của chúng ta bị chi phối bởi việc đốt nhiên liệu hóa thạch. Và nếu không thu được lượng khí nhà kính từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch, điều đó sẽ có sức tàn phá khủng khiếp và chúng ta phải chịu đựng những gì đang xảy ra."
Thoả thuận Paris về khí hậu năm 2015 là một trong những thoả thuận lịch sử quan trọng nhất về hành động chung của các quốc gia trên toàn thế giới nhằm đặc được các mục tiêu: giữ nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng so với thời kỳ tiền công nghiệp ở mức thấp hơn đáng kể so với 2°C và nỗ lực để giới hạn mức tăng nhiệt độ đến 1.5°C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Tuy nhiên, đến năm 2023, các nhà khoa học cho biết nhiệt độ trái đất đã tăng thêm 1,2C so với mức trung bình của thời kỳ tiền công nghiệp. Trong bối cảnh ấy, Liên Hợp Quốc cảnh báo rằng nếu các quốc gia không có những chính sách mạnh mẽ hơn nhằm loại bỏ dần việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch thì nhiệt độ toàn cầu tăng thêm tới 3 độ C vào năm 2100.


Sau hơn nửa thế kỷ, Bảo tàng Nghệ thuật Sao Paulo (MASP), Brazil đã bước vào một hành trình mới với tòa nhà 14 tầng hiện đại.
Giới học giả Italia nhận định kế hoạch tăng chi tiêu quốc phòng trên toàn khối của Liên minh châu Âu đang phải đối diện với những thách thức ở Italia, một trong những quốc gia có tỷ lệ nợ công trên tổng sản phẩm quốc nội cao nhất toàn cầu.
Gần một trăm robot hình người đang học cách làm bánh sandwich, lau quầy và cắm hoa trong suốt 17 giờ/ngày tại một nhà kho ở ngoại ô thành phố Thượng Hải, Trung Quốc.
Người dân tại nhiều thành phố trên thế giới như Mỹ, Anh, Đức, Bồ Đào Nha... ngày 5/4 đã tham gia phong trào biểu tình có tên "Hands Off" nhằm phản đối các chính sách mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Người dân cả nước hướng về ngày Giỗ Tổ; Phim “Địa đạo” thu hơn 30 tỷ đồng ngày đầu công chiếu; Kế hoạch quốc phòng mới của EU đối diện nhiều thách thức;... là những nội dung đáng chú ý trong chương trình hôm nay.
Trong bối cảnh căng thẳng thương mại với Mỹ, Trung Quốc đã tăng cường tìm kiếm nguồn cung đậu tương từ các thị trường khác để thay thế, trong đó có Brazil.
0