Lễ hội Xuân quê hương 2024 tại Fukuoka - Nhật Bản
Phát biểu tại lễ khai mạc, bà Vũ Chi Mai - Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Fukuoka, chia sẻ niềm vui khi được chào đón Xuân mới tại Fukuoka. Bà nhấn mạnh rằng, sự kiện này không chỉ là dịp để chia sẻ văn hóa Việt Nam mà còn là cơ hội để mở rộng mối quan hệ, tăng cường sự hiểu biết và tình hữu nghị giữa cộng đồng người Việt và Nhật Bản.
Lễ hội đã thu hút đông đảo cộng đồng kiều bào Việt Nam và bạn bè quốc tế tới tham dự, tạo nên một không khí hân hoan, kết nối tình cảm và giao lưu văn hóa độc đáo giữa hai quốc gia.

Bà Omagari Akie, Phó Thống đốc tỉnh Fukuoka, trong bài phát biểu khai mạc, không khỏi khen ngợi sự đóng góp tích cực của cộng đồng người Việt: “Hiện nay, cộng đồng người nước ngoài đang sinh sống tại tỉnh Fukuoka lớn nhất là cộng đồng người Việt Nam và họ hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Tôi nghe tin kỷ lục về mặc áo dài cũng đã đạt được với sự tập trung đông đảo của cộng đồng người Việt Nam cũng như Nhật Bản, tôi đánh giá rất cao và vui mừng cho sự phát triển này của các bạn”.
Phát biểu tại sự kiện, ông Nguyễn Duy Anh, Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Fukuoka, Phó Trưởng ban tổ chức lễ hội bày tỏ kỳ vọng rằng sự kiện sẽ góp phần xây dựng một cộng đồng người Việt tại Nhật Bản văn minh, đoàn kết và trở thành điểm sáng trong cộng đồng quốc tế tại Fukuoka.

Tại buổi lễ, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Fukuoka đã trao Bằng khen của Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam cho 4 cá nhân có đóng góp xuất sắc trong việc phát triển quan hệ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản, bao gồm ông Matsuo Tosho - Chủ tịch Liên minh Nghị sĩ hữu nghị Fukuoka - Việt Nam; ông Kato Shuichiro - Giám đốc bộ phận liên kết y tế, Bệnh viện Harasanshin, Nhật Bản; ông Trần Đăng Xuân - Giáo sư Đại học Hiroshima, Nhật Bản; và ông Nguyễn Duy Anh - Hiệu trưởng Học viện tiếng Nhật GAG, Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Fukuoka, Nhật Bản.

Tại lễ hội, Tổ chức Kỷ lục Người Việt toàn cầu - VietWorld đã xác nhận kỷ lục cho hoạt động “Áo dài xếp hình bản đồ Việt Nam ở nước ngoài (1.500 người). Tiến sĩ Ngô Quang Xuân, Phó Chủ tịch trung ương Hội kỷ lục gia Việt Nam (Vietkings) đánh giá, kỷ lục này không chỉ mang ý nghĩa về con số mà mang trong đó là niềm tự hào riêng có của cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản nói riêng và cả người Việt Nam trên khắp thế giới.

Ban tổ chức cùng khách mời Nhật Bản tham dự cùng thực hiện nghi thức "Khai bút đầu năm". Ngoài ra, lễ hội có khoảng 70 gian hàng giới thiệu về ẩm thực Việt Nam và Nhật Bản, các sản phẩm hàng hóa chất lượng cao cũng như hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam và Nhật Bản…
Trong khuôn khổ lễ hội, Ban tổ chức đã tái hiện một cách chân thực và trọn vẹn nhất các hoạt động văn hóa truyền thống của Việt Nam trong dịp Tết Nguyên đán như viết câu đối, chơi cờ người, ném còn, múa sạp…


Bảo tàng Hà Nội đã tổ chức trưng bày chuyên đề mang tên “Nét ngà”, giới thiệu hơn 100 tài liệu, hiện vật có niên đại thế kỷ 19-20, cùng nhiều tác phẩm độc đáo và tinh xảo.
Qua 70 năm thành lập và phát triển, ngành xiếc đã khẳng định vị thế của mình qua những vở diễn được đầu tư tỉ mỉ về kịch bản, sân khấu và kỹ thuật và đã chứng minh giá trị của việc kết hợp truyền thống với sáng tạo, góp phần làm mới diện mạo nghệ thuật biểu diễn và giữ cho sân khấu luôn sáng đèn.
Những thử nghiệm gần đây của thành phố Hà Nội và các nghệ sĩ sáng tạo từ di sản đô thị đã mang lại sức sống mới cho đời sống văn hóa Thủ đô và tiến gần hơn với xu thế phát triển chung trên thế giới.
Triển lãm sơn mài “Phẳng” giới thiệu nhiều tác phẩm đặc sắc, cho thấy những cách nhìn độc đáo về cuộc sống thiên nhiên, con người, xã hội và vẻ đẹp bình dị trong cuộc sống.
Mỗi lễ hội xuân rộn ràng, vui tươi, đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống đều mang đặc trưng riêng, tôn vinh công lao của tổ tiên, thể hiện niềm tự hào về quê hương đất nước. Một trong số đó là lễ hội đình Vòng, Hà Nội.
Lễ hội đình Vòng (quận Thanh Xuân) đã khai mạc vào sáng 1/3 với nhiều hoạt động đặc sắc. Đây là nét đẹp văn hóa từ ngàn xưa, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
0