Lễ hội vật Mai Động tôn vinh tinh thần thượng võ
Đã thành truyền thống, vào mỗi dịp đầu xuân, Lễ hội vật truyền thống làng Mai Động (quận Hoàng Mai) được tổ chức từ ngày mùng 4 đến mùng 7 tháng Giêng.
Lễ hội vật được tổ chức nhằm ôn lại chiến công và tưởng nhớ Đô úy Tam Trinh - Vị tướng tài ba dưới thời Hai Bà Trưng. Thần phả làng Mai Động ghi rõ: Tam Trinh, người quận Cửu Chân sinh ngày mùng 5 tháng Giêng năm Nhâm Dần (năm 20 trước Công nguyên).
Ông có tướng mạo khác thường, 3 tuổi biết lễ nghĩa, 15 tuổi làu thông kinh sử, võ nghệ cao cường. Năm 40 trước Công nguyên, khi Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, Tam Trinh đem 3.000 tráng đinh lên Hát Môn tụ nghĩa. Đầu năm 43 trước Công nguyên, sau một trận đánh không cân sức, ông phi ngựa lên núi rồi hóa.
Thương tiếc ông, dân Mai Động làm lễ tế thần, suy tôn ông làm Thành Hoàng làng, đồng thời cử hành Hội vật - tương truyền chính là môn thể thao của quân Tam Trinh ngày xưa. Trải qua hơn 2.000 năm tồn tại và phát triển, làng Mai Động trở thành một trong những cái nôi kết tinh võ vật cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Lễ hội vật làng Mai Động cũng trở thành hoạt động văn hóa lớn nhất tại khu vực Nam Hà Nội ngày nay.
Lễ hội vật làng Mai Động gồm hai phần: lễ và hội. Hội vật bắt đầu sau lễ rước thánh kiệu tưởng nhớ Đức Thánh Tam Trinh.
Được xem là đất tổ của môn vật, nên mỗi dịp diễn ra, Lễ hội vật làng Mai Động luôn thu hút nhiều đô vật đến từ nhiều lò vật nổi tiếng của Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc về tranh tài.
Đáng chú ý, mở màn phần Hội là keo Vật thờ, một nghi thức báo cáo với Thành Hoàng làng, thần linh về Hội vật do hai Lão Đô nổi tiếng của làng Mai Động thực hiện.
Lễ hội vật làng Mai Động năm 2025 được tổ chức cẩn thận chu đáo, an toàn và có nhiều điểm mới so với mọi năm. Năm nay, bên cạnh các giải thưởng thường lệ, ban tổ chức còn có thêm giải thưởng giành cho các đô của làng tham gia tranh giải và giải thưởng giành cho các thiếu niên.
Chính quyền và nhân dân phường Mai Động mong muốn, thông qua các giải thưởng mang tính khích lệ này sẽ góp phần thúc đẩy phong trào rèn luyện thể dục thể thao, tiếp nối truyền thống thượng võ của dân tộc cho các thế hệ sau.


HĐND thành phố Hà Nội đã ban hành danh mục các khu vực, di tích, di sản, công trình cần tập trung nguồn lực để bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa.
Một Hà Nội hiện lên bình dị mà sâu sắc, sống động mà lặng lẽ, tại triển lãm ảnh “Hà Nội ơi”, được tổ chức nhân dịp ra mắt cuốn sách cùng tên.
Đình Kim Ngân, phố Hàng Bạc đang trở thành không gian nghệ thuật đặc biệt với triển lãm “Lấp lánh phố nghề”, tái hiện vẻ đẹp của nghề kim hoàn truyền thống. Đây là dịp để công chúng khám phá lịch sử hình thành và phát triển của khu phố cổ Hà Nội.
Trong 3 ngày 14-16/5, người dân, phật tử có thể đến chiêm bái xá lợi Đức Phật - quốc bảo Ấn Độ tại chùa Quán Sứ (Hà Nội) trong khung giờ từ 6h đến 23h.
Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Quà tháng Năm dâng Người” được tổ chức nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) sẽ diễn ra vào tối 14/5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
Nghề gia truyền hiện nay vẫn tồn tại và phát triển tại một số gia đình ở khu phố cổ Hà Nội. Họ không chỉ giữ gìn nghề truyền thống của cha ông, mà còn giữ lại nét văn hóa của người Hà Nội.
0