Lễ hội Chùa Láng đón nhận “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia”

(HanoiTV) - Sáng 7/4, Đảng ủy, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Láng Thượng, quận Đống Đa long trọng tổ chức Lễ hội truyền thống Chùa Láng năm Nhâm Dần 2022; và đón Chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - Lễ hội Chùa Láng.

Trước diễn biến tình hình dịch bệnh, thực hiện chỉ đạo của Trung ương, Thành phố và quận về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, vào sáng nay, Ban Tổ chức lễ hội Chùa Láng chính thức khai mạc lễ hội truyền thống sau hai năm tạm dừng mọi hoạt động để phòng, chống dịch Covid-19.

Lãnh đạo quận Đống Đa, phường Láng Thượng đón Chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - Lễ hội Chùa Láng. ( Ảnh: Nguyệt Ánh)

Chùa Láng (Chiêu Thiền Tự) là một ngôi chùa cổ ở làng Láng. Chùa được xây dựng từ thời vua Lý Anh Tông (trị vì giai đoạn 1138-1175) với diện tích gần 18.000m2 trên vùng đất phía Tây Bắc kinh thành Thăng Long xưa, nay thuộc phường Láng Thượng (quận Đống Đa, thành phố Hà Nội). Nơi đây thờ Đệ Tam Thánh Tổ Lý triều Quốc sư Từ Đạo Hạnh và hiện thân hóa thác của người là Đức vua Lý Thần Tông.

Chùa Láng là di tích lịch sử đã được xếp hạng cấp quốc gia năm 1962, là danh lam thắng cảnh nổi tiếng của kinh thành Thăng Long xưa và Hà Nội ngày nay.

Màn trống hội chào mừng lễ hội.

Theo tập quán từ lâu đời, hằng năm cứ đến ngày mùng 7 tháng Ba âm lịch là ngày Tăng Khánh - ngày Thiền Sư họ Từ hóa ở Chùa Thầy, đó cũng là ngày đồng thời Vua Lý Thần Tông được sinh ra, nên ngày này được lấy làm ngày chính Hội chùa Láng và Hội chùa Thầy.

Lễ hội Chùa Láng là lễ hội lớn nhất ở phía Tây kinh thành Thăng Long xưa và nay. Hội Láng xưa diễn ra trong 10 ngày, hấp dẫn nhất là nghi thức rước kiệu với sự tham gia của 9 làng (gồm 7 làng Tổng Hạ và làng Thượng Đình, làng Thượng Yên Quyết).
Các tiết mục văn nghệ chào mừng lễ hội.

Theo tục cổ truyền, trước ngày hội bản tự trụ trì và các chức sắc trong làng làm Lễ ‘‘Mộc Dục’’. Trong lễ hội có rước Đức Thánh Từ lên Chùa Hoa Lăng thăm Thánh Phụ, thánh Mẫu và diễn thuật lại sự tích Đức Thánh diệt ác, trừ gian trên sông Tô Lịch (tại Ngõ Vụt - Quan Hoa).

Khi kiệu rước từ Chùa Láng ra cổng Cót, kiệu không đi trên cầu mà lội qua sông Tô Lịch gọi là Độ Hà rồi dừng lại trên ‘‘Hòn Ngọc’’ để Hàng Đô chuyển tiếp sang bờ bên sông, có đội múa rồng xung quanh Hòn Ngọc. Theo tục lệ, năm nào gặp hạn hán thì ngày 6 tháng 3 Âm lịch kiệu rước Đức Thánh về thăm cha ở làng Mọc - Thượng Đình.

Hội Láng ngoài các nghi thức tế lễ, rước Thánh còn tổ chức các tích trò vui như: đấu võ, chọi gà, cờ người, đập niêu, đặc biệt có tục thổi cơm thi, vừa đi vừa thổi cơm quanh nhà Bát giác, vừa múa hát…

Sau lễ rước, từ ngày mùng 8 trở đi các chức sắc, kỳ mục, tư văn phụ lão của xã và ba thôn lần lượt lên tế lễ tại Chùa Nền, Chùa Láng, Đình Ứng Thiên (Láng Hạ). Đây là nét độc đáo Chùa thờ Thánh được coi như Đình chỉ ở Chùa Nền, Chùa Láng mới có. Đến ngày 15 tháng 3 làm lễ giải phục (Giã hội).

Các bậc cao niên tới tham gia trong ngày khai hội chùa Láng. 

Ngày 20/12/2019, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ký Quyết định số 4611/QĐ-BVHTTDL cấp Bằng chứng nhận Lễ hội Chùa Láng được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Việc đón nhận Bằng chứng nhận là niềm vinh dự, tự hào của cán bộ, nhân dân phường Láng Thượng nói riêng, quận Đống Đa nói chung, khẳng định giá trị lịch sử văn hóa của Lễ hội chùa Láng, góp phần bảo vệ, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của địa phương.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Triển lãm tranh “Con đường tôi đi - My way” là tổng kết xuyên suốt con đường mà NSƯT Ngọc Linh đi qua từ thời kháng chiến chống Pháp cho tới hiện nay, khi ông bước sang tuổi 95.

Bảo tàng Hà Nội đã tổ chức trưng bày chuyên đề mang tên “Nét ngà”, giới thiệu hơn 100 tài liệu, hiện vật có niên đại thế kỷ 19-20, cùng nhiều tác phẩm độc đáo và tinh xảo.

Qua 70 năm thành lập và phát triển, ngành xiếc đã khẳng định vị thế của mình qua những vở diễn được đầu tư tỉ mỉ về kịch bản, sân khấu và kỹ thuật và đã chứng minh giá trị của việc kết hợp truyền thống với sáng tạo, góp phần làm mới diện mạo nghệ thuật biểu diễn và giữ cho sân khấu luôn sáng đèn.

Những thử nghiệm gần đây của thành phố Hà Nội và các nghệ sĩ sáng tạo từ di sản đô thị đã mang lại sức sống mới cho đời sống văn hóa Thủ đô và tiến gần hơn với xu thế phát triển chung trên thế giới.

Triển lãm sơn mài “Phẳng” giới thiệu nhiều tác phẩm đặc sắc, cho thấy những cách nhìn độc đáo về cuộc sống thiên nhiên, con người, xã hội và vẻ đẹp bình dị trong cuộc sống.

Mỗi lễ hội xuân rộn ràng, vui tươi, đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống đều mang đặc trưng riêng, tôn vinh công lao của tổ tiên, thể hiện niềm tự hào về quê hương đất nước. Một trong số đó là lễ hội đình Vòng, Hà Nội.