Lễ hội bánh tẻ Phú Nhi

Bánh tẻ Phú Nhi không chỉ là món quà quê giản dị mà còn là minh chứng cho sức sống mãnh liệt của làng nghề truyền thống trong cuộc sống hiện đại.

Mỗi năm, cứ đến ngày 2/2 âm lịch, làng Phú Nhi thuộc thị xã Sơn Tây lại rộn ràng tổ chức lễ hội bánh tẻ - một lễ hội truyền thống lâu đời của người dân địa phương. Đây không chỉ là dịp tôn vinh một món ăn dân dã, mang đậm bản sắc văn hóa địa phương, mà còn góp phần quảng bá du lịch và thúc đẩy phát triển kinh tế.

4 giờ sáng, tại đình Phú Nhi, nghi thức dâng bánh cúng Thành hoàng làng đã được thực hiện. Rất đông người dân trong làng đã có mặt, thành kính dâng lễ để mở đầu cho ngày hội. Sau nghi thức cúng bánh, những chàng trai khỏe mạnh trong làng cùng nhau khiêng mâm bánh tẻ khổng lồ diễu hành qua các con phố.

Cùng với nhiều đặc sản của xứ Đoài, bánh tẻ Phú Nhi cũng chính là niềm tự hào của bà con vùng đất Sơn Tây từ xưa đến nay.

Bà Kiều Thị Kim chia sẻ, nhân dân làng Phú Nhi rất tự hào vì có truyền thống làm bánh tẻ từ xưa, đến nay vẫn giữ được nét truyền thống đáng quý ấy. Nhân dịp lễ hội truyền thống, làng Phú Nhi cũng đã chuẩn bị mâm bánh tẻ khổng lồ, được chuẩn bị bởi rất nhiều gia đình trong làng.

Không khí của lễ rước bánh trở nên sôi động hơn bao giờ hết với sự cổ vũ của người dân trong làng. Già, trẻ, gái, trai, ai ai cũng háo hức với màn diễu hành đầy ấn tượng của những chiếc bánh tẻ thơm ngon, đẹp mắt.

Lễ rước kết thúc. Mâm bánh tẻ được chuyển đến không gian phố đi bộ - nơi sẽ diễn ra hội thi gói bánh tẻ truyền thống của làng được tổ chức định kỳ hàng năm. Các đội thi từ các tổ dân phố nhanh chóng ổn định chỗ ngồi, chuẩn bị bước vào phần tranh tài.

Là người có nhiều năm kinh nghiệm làm bánh tẻ, bà Phạm Thị Bình và đội thi của mình nhanh chóng bắt tay vào cuộc thi. Những đôi bàn tay thoăn thoắt trải lá, gói bánh, thuần thục qua từng công đoạn... "Tôi đã có 47 năm làm nghề bánh tẻ. Tôi rất tự hào với nghề bánh tẻ của làng chúng tôi. Cả tháng nay, làng chúng tôi thi đua luyện tập, ngày thường dù làm nhiều nhưng trong cuộc thi vẫn phải tăng tốc. Ai ai cũng quyết tâm", bà Bình hào hứng nói.

Hội thi gói bánh tẻ không chỉ có những người phụ nữ gói bánh lâu năm như bà Bình, mà còn thu hút cả những nam thanh niên trẻ. Dù chưa quen tay như các bà, các mẹ, nhưng những người trẻ của làng vẫn hào hứng tham gia với mong muốn góp phần giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống của quê hương.

Sau khi bánh được hấp chín, các đội bày sản phẩm của mình lên mâm để chấm điểm. Là thành viên của ban giám khảo nhiều năm nay, anh Nguyễn Quốc Huy ít nhiều cũng có kinh nghiệm trong việc đánh giá chất lượng của những chiếc bánh tẻ sau khi hoàn thiện. "Bánh tẻ Phú Nhi là sản phẩm truyền thống của làng nghề, đòi hỏi nhiều quy cách và thời gian. Giám khảo chúng tôi rất áp lực để chấm điểm công tâm, khách quan, cho ra kết quả tôn vinh làng nghề và phát hiện ra cả những nhân tố mới", anh Huy cho biết.

Hội thi Bánh tẻ truyền thống làng nghề Phú Nhi là minh chứng cho sự quan tâm của người dân đối với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Được chế biến từ những quả mơ tươi chọn lọc, ngâm ủ theo công thức truyền thống giữ trọn vị chua thanh đặc trưng hòa quyện cùng độ ngọt dịu tự nhiên, mơ má đào ngâm muối đường mang đến thức uống thơm ngon, sảng khoái cho mọi lứa tuổi.

Với nhiều người, học trang điểm không chỉ là học một kỹ năng mềm, mà còn là học yêu bản thân mình theo một cách rất riêng. Bởi làm đẹp cho mình cũng chính là làm đẹp cho cuộc sống.

Được mệnh danh là lộc của trời, Vờ Vờ - thứ đặc sản nức tiếng ven sông Hồng mùa hạ được bao người sành ăn xuýt xoa khen ngợi. “Săn” được thức đặc sản quý hiếm đó chẳng hề đơn giản, chỉ ngắn ngủi đôi mươi phút khi trời mới tờ mờ sáng.

Không cần đến phòng gym, cũng không cần quá nhiều thiết bị, chỉ là một khoảng sân đủ rộng, vài động tác dưỡng sinh và những nụ cười tươi mỗi sáng là đủ để tạo nên một nhịp sống đáng quý của người cao tuổi.

Ốc om chuối đậu không chỉ là món ăn dân dã mà còn là một phần hồn cốt của ẩm thực Hà Nội. Từ những nguyên liệu bình dị như ốc, chuối xanh, đậu phụ, mắm tôm... người Hà Nội đã tạo nên một món ăn đậm đà, tinh tế và thấm đượm tình quê.

Nghệ sĩ, ca sĩ Quỳnh Hoa là một người con của Hà Nội luôn cất tiếng hát về Thủ đô bằng cả trái tim với tình yêu dành cho mảnh đất nơi mình sinh ra và lớn lên.