Lễ hội 5 làng Mọc vừa được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

(HanoiTV) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa đưa hai lễ hội truyền thống của Hà Nội, trong đó có Lễ hội 5 làng Mọc, được ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Kẻ Mọc nằm bên bờ sông Tô Lịch, ở phía Tây Nam của thành Đại La xưa, Thăng Long – Hà Nội ngày nay. Cả vùng Kẻ Mọc gồm 5 làng là: Giáp Nhất, Quan Nhân, Chính Kinh, Cự Lộc và Phùng Khoang, nay thuộc 2 phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân và Trung Văn, quận Nam Từ Liêm.

Lễ hội làng Quan Nhân - một trong 5 làng Mọc vừa được công nhận Di sản phi vật thể quốc gia.

Hội 5 làng Mọc được tổ chức trọng thể vào ngày 11/2, nhằm rước các Thánh du xuân và thưởng lãm cảnh quan 5 làng và cầu cho quốc thái dân an…Hàng năm tổ chức hội lệ, 5 năm tổ chức đại đám 1 lần. Xa xưa lễ hội tổ chức kéo dài cả tháng, nay chỉ gói gọn trong 6 ngày, do phường Nhân Chính đảm nhiệm là chủ yếu. Nét tiêu biểu của hội 5 làng Mọc là múa rồng – thể hiện lòng biết ơn với người con kẻ Mọc đã sáng tạo ra con vật này để giúp quân Tây Sơn đánh tan quân Thanh.

Lễ hội 5 làng Mọc thường được tổ chức ở Đình các thôn Mọc. Mỗi đình thờ mỗi vị thánh riêng của làng mình. Đình Phùng Khoang là nơi thờ Đoàn Thượng, một danh tướng thời Lý. Đình Cự Chính là nơi thờ Lã Liệu, một vị tướng của vua Hùng có công dạy dân cấy lúa, trồng dâu, nuôi tằm, chống giặc ngoại xâm.

 Đình Quan Nhân được gắn với truyền thuyết Hùng Lãng, người Châu Ái (Thanh Hoá). Ông vốn làm huyện trưởng Vũ Tiên (Thái Bình) và kết hôn với Trương Mỵ Nương, người Quan Nhân.

Đình Giáp Nhất thờ Phùng Luông, cháu của Bố cái Đại vương Phùng Hưng, người có công trong việc chống quân nhà Đường, giải phóng thành Đại La năm 791.

Không gian lễ hội bắt đầu từ đình làng đăng cai và mở rộng ra ở cả năm làng, cùng các vùng phụ cận. Sau khi hoàn tất một số nghi lễ như: Lễ mở cửa đình, lễ rước nước và lễ mộc dục, lễ y phong (mặc áo Thánh) là chính thức bước vào lễ hội.

Ngày 31/5, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ký quyết định ghi danh nhiều di sản và thêm nhiều Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Trong đó, Hà Nội có hai di sản được ghi danh gồm: Lễ hội 5 làng Mọc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân và phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm; Lễ hội kết chạ Phú Mỹ - Kiều Mai phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm và phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm; Lễ hội cầu ngư Nhượng Bạn xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh; Nghề làm nước mắm Phú Quốc, phường Dương Đông, phường An Thới, thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang; Lễ “Ét đông” của nhóm Giơ Lâng (Ba Na) huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum; Lễ hội xã Đại Đồng, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc; Nghề thêu ren Thanh Hà, xã Thanh Hà, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đất Kinh kỳ cổ kính Thăng Long - Hà Nội đã nuôi dưỡng và chứng kiến những thăng trầm của nghệ thuật ca trù, nay tiếp tục là chiếc nôi đào tạo và phát triển nghệ thuật này.

Hội chùa Nành từ lâu đã được biết đến như một lễ hội đặc sắc của Hà Nội, nổi bật với các nghi thức và hoạt động dân gian cổ truyền.

Chương trình “Hương sắc Việt Nam” năm 2025 diễn ra tối 13/4, mang đến những màn trình diễn áo dài rực rỡ, thể hiện sự kết nối giữa truyền thống và tinh thần nữ giới thời đại.

Ca kịch “Khát vọng Dam Săn” đã được công diễn tại Nhà hát Kịch Hà Nội trong tối 13/4, với nội dung sừ thi hào hùng, hấp dẫn.

Hội diều truyền thống ở làng Bá Dương Nội (huyện Đan Phượng) được tổ chức từ ngày 14 đến 16/3 Âm lịch hàng năm chứa đựng nhiều nét văn hóa đặc sắc của nền văn minh lúa nước.

Huyện Thanh Trì và huyện Thường Tín tổ chức Lễ Kỷ niệm 930 năm Nhị vị Đại Thánh Bồ Tát nhập niết bàn và công bố Quyết định ghi danh Lễ hội truyền thống Tổng Nam Phù vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia năm 2025 vào sáng nay 12/4.