Lễ đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm chính thức Cộng hòa Pháp
Đoàn xe chở Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tiến vào cổng chính Điện Invalides. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước được mời vào vị trí danh dự.


Quân nhạc cử Quốc thiều Việt Nam và Quốc thiều Pháp. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm duyệt đội quân nhạc và đội tiêu binh danh dự.

Tiếp đó, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp Sébastien Lecornu lần lượt giới thiệu các thành viên hai nước có mặt tại lễ đón.


Theo chương trình, sau lễ đón, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Quốc hội Pháp; tiếp Bí thư toàn quốc Đảng Cộng sản Pháp; tiếp Hội hữu nghị Pháp - Việt Nam; hội đàm với Tổng thống Pháp Macron và chứng kiến lễ trao các văn kiện hợp tác; thăm trụ sở và làm việc với Tổng Giám đốc UNESCO; hội kiến Chủ tịch Thượng viện Pháp.
Chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa hai nước phát triển tích cực thời gian qua. Chuyến thăm nhằm thể hiện sự coi trọng cao của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Pháp và đưa quan hệ hai nước đi vào chiều sâu, thiết thực.


Sáng nay 13/5, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Phu nhân và Đoàn đại biểu cấp cao nước ta đã về đến Hà Nội, kết thúc tốt đẹp và rất thành công chuyến công tác tới 4 nước Kazakhstan, Aderbaizan, Nga và Belarus.
Từ ngày 13 đến 21/5, Công an Hà Nội tổ chức phân luồng giao thông, hạn chế các loại phương tiện lưu thông trên nhiều tuyến đường, tuyến phố... nhằm đảm bảo an ninh phục vụ Đại lễ Phật đản.
Việc thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đã được các cấp Hội Phụ nữ Thủ đô nghiêm túc triển khai với nhiều mô hình, cách làm sáng tạo, hiệu quả, góp phần lan tỏa giá trị đạo đức, lối sống lành mạnh trong cộng đồng.
Thảo luận về Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp vào sáng nay 13/5, các đại biểu Quốc hội kiến nghị có chế tài với doanh nghiệp nhà nước trong việc chậm công bố thông tin, gây ảnh hưởng tới quyền giám sát của xã hội, nhà đầu tư với các doanh nghiệp này.
Vấn nạn thực phẩm bẩn vẫn đang rất nan giải, đã đến lúc phải có chế tài đủ mạnh, xử lý nghiêm khắc để thay đổi nhận thức và thói quen của chính những người kinh doanh, sản xuất thực phẩm.
Bộ trưởng Hợp tác phát triển quốc tế và Ngoại thương Thụy Điển Benjamin Dousa nhấn mạnh, Thụy Điển mong muốn đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực, nhiều doanh nghiệp Thụy Điển quan tâm, mong muốn hợp tác có chiến lược đầu tư lâu dài tại Việt Nam.
0