Lãnh đạo Mỹ, Trung Quốc tới Peru dự Hội nghị APEC
Giới chuyên gia nhận định rằng cuộc gặp của Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Joe Biden có thể xoay quanh các vấn đề về kinh tế, an ninh khu vực và sự cạnh tranh chiến lược giữa Trung Quốc và Mỹ, trong bối cảnh Bắc Kinh chuẩn bị cho một giai đoạn có thể căng thẳng hơn với Washington trong nhiệm kỳ thứ hai của ông Donald Trump.
Trong nhiệm kỳ 4 năm của ông Biden, hai nhà lãnh đạo Trung Quốc - Mỹ đã có nhiều cuộc gặp gỡ, cả trực tiếp lẫn trực tuyến nhằm thảo luận về các vấn đề chiến lược quan trọng trong quan hệ song phương.
Tuần lễ cấp cao APEC lần thứ 31 tổ chức tại thủ đô Lima, Peru từ ngày 14 đến 16/11.
APEC là một tổ chức liên chính phủ nhằm thúc đẩy kinh tế, hợp tác, thương mại và đầu tư trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, thành lập vào năm 1989.
Hiện tại APEC có 21 nền kinh tế thành viên, đóng góp trên 60% GDP và gần 50% thương mại toàn cầu.


Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại buổi họp báo ở Nhà Trắng ngày 20/5 cho biết đã lựa chọn thiết kế cuối cùng cho chương trình phòng thủ tên lửa "Vòm vàng".
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết, nước này sẵn sàng tiến hành thêm các cuộc tiếp xúc với Ukraine và sẽ đề xuất làm việc về một bản ghi nhớ liên quan đến một thỏa thuận hòa bình tiềm năng.
Liên minh châu Âu (EU) ngày 20/5 đã thông qua loạt lệnh trừng phạt mới nhằm vào Nga, nhắm vào các phương tiện mà họ gọi là "đội tàu bóng tối" của nước này.
Liên hợp quốc thông báo Israel đã chấp thuận cho khoảng 100 xe chở hàng cứu trợ khẩn cấp vào Dải Gaza vào ngày 20/5.
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc ngày 20/5 đã giảm 0,1 điểm phần trăm lãi suất cơ bản kỳ hạn 1 năm về 3%; lãi suất kỳ hạn 5 năm cũng giảm tương tự, về 3,5% từ mức 3,6%.
Cuộc điện đàm giữa Tổng thống Nga và Tổng thống Mỹ hôm 19/5 được xem là bước ngoặt trong tiến trình tìm kiếm giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột kéo dài giữa Nga và Ukraine.
0