Lãnh đạo G7 thảo luận về vấn đề di cư

Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) đã bước sang ngày làm việc thứ hai, với chương trình nghị sự tập trung vào vấn đề di cư và mối quan hệ với Trung Quốc trong ngày 14/6.

Tại cuộc họp, các nhà lãnh đạo G7 đã thảo luận về vấn đề an ninh tại châu Á – Thái Bình Dương cũng như các biện pháp nhằm ngăn chặn tình trạng buôn người. Nhiều nhà lãnh đạo G7 cũng muốn tăng cường đầu tư vào các quốc gia có số lượng người di cư cao.

Bên cạnh đó, một chủ đề quan trọng cũng được thảo luận là mối quan hệ thương mại với Trung Quốc. Đáng chú ý, trong ngày làm việc thứ hai này, Giáo hoàng Francis sẽ có bài phát biểu trước các nhà lãnh đạo G7 cùng nguyên thủ một số quốc gia khác về vấn đề trí tuệ nhân tạo (AI). Đây cũng là lần đầu tiên một Giáo hoàng tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7.

Giáo hoàng Francis sẽ có bài phát biểu trước các nhà lãnh đạo G7 cùng nguyên thủ một số quốc gia khác về vấn đề trí tuệ nhân tạo AI.

Trước đó, vào ngày làm việc đầu tiên, nhóm G7 đã thảo luận về cuộc xung đột tại Ukraine, Dải Gaza; vấn đề AI; biến đổi khí hậu cũng như dự án cơ sở hạ tầng tại khu vực châu Phi.

Trong ngày làm việc cuối cùng vào ngày 15/6, các nhà lãnh đạo sẽ có các cuộc gặp song phương trước khi Thủ tướng nước chủ nhà Italy, bà Meloni có buổi họp báo kết thúc hội nghị.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Người dân tại nhiều thành phố trên thế giới như Mỹ, Anh, Đức, Bồ Đào Nha... ngày 5/4 đã tham gia phong trào biểu tình có tên "Hands Off" nhằm phản đối các chính sách mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại với Mỹ, Trung Quốc đã tăng cường tìm kiếm nguồn cung đậu tương từ các thị trường khác để thay thế, trong đó có Brazil.

Tổng thống Sri Lanka Anura Kumara Dissanayake hôm 5/4 đã chủ trì lễ đón Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại Quảng trường Độc lập ở thủ đô Colombo theo nghi thức trang trọng nhất với 21 loạt đại bác.

Cộng đồng người Việt Nam tại Myanmar những ngày qua đã tích cực tham gia các hoạt động hỗ trợ người dân Mandalay sau thảm họa động đất xảy ra ngày 28/3.

Truyền thông nhà nước Myanmar ngày 5/4 đưa tin, số người thiệt mạng do trận động đất ở quốc gia này đã tăng lên 3.354, với hơn 200 người vẫn còn mất tích, hơn 4.800 người bị thương.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Quách Gia Côn ngày 5/4 đã kêu gọi Washington “tham vấn bình đẳng” với các đối tác thương mại về chính sách thuế quan mới.