Lãnh đạo ACB dính tin đồn đánh bạc, thực hư ra sao?
Tuy nhiên, phiên giao dịch đầu tiên sau khi có tin đồn thất thiệt, cổ phiếu ACB đã giảm 1,2% với hơn 12,4 triệu cổ phiếu được trao tay. Giá trị vốn hóa của ACB sụt giảm hơn 1.300 tỷ đồng.
Nhiều người cho rằng, việc giảm giá của ACB, hay giá trị vốn hóa ngân hàng này giảm tới 1.300 tỷ đồng trong một phiên, là kết quả của tin đồn thất thiệt nói trên. Và tin đồn lại có vẻ như có cơ sở hơn nữa.
Trên thị trường, thi thoảng lại có tin đồn như vậy. Và đặc biệt khi AI phát triển, việc sản xuất tin đồn, tin giả ngày càng trở nên chân thật. Chúng ta sẽ rất dễ bị bối rối trong các bể thông tin đó.
ACB là một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam với quy mô vốn điều lệ gần 45.000 tỷ đồng. Tính đến cuối quý 3 năm 2024, ACB đang cho các khách hàng vay gần 555.000 tỷ đồng. Và điều quan trọng nhất, đó là một ngân hàng đang niêm yết với các thông tin buộc phải minh bạch theo quy chế của Ủy ban Chứng khoán nhà nước.
Báo cáo tài chính hàng năm, nửa năm của ACB luôn được kiểm toán, hoặc soát xét với các công ty kiểm toán thuộc nhóm Big 4, là nhóm các công ty kiểm toán lớn và uy tín nhất thế giới.
Chưa biết thực hư tin đồn trên là đúng hay sai, nhưng về mặt logic, một ngân hàng quy mô như vậy, hàng chục nghìn cổ đông sẽ nhìn vào từng động thái. Bên cạnh đó là các tổ chức nước ngoài, với các quy định rất nghiêm ngặt về quản trị, kinh doanh, họ kiểm soát nữa.
Mọi giao dịch rút tiền từ ngân hàng, đều không đơn giản, dù là từ chủ của chính ngân hàng đó. Vụ án SCB chẳng hạn, bà Trương Mỹ Lan muốn rút tiền từ chính ngân hàng do bà kiểm soát, thì vẫn phải thông qua các dự án và chuỗi giấy tờ, hợp đồng. Bà Lan phải thổi phồng giá trị các khoản thế chấp, lập dự án khống mới có thể rút tiền của chính ngân hàng bà nắm giữ gián tiếp tới hơn 90% cổ phần.
Vậy một ngân hàng với hàng nghìn cổ đông, trong đó có các định chế tài chính nước ngoài, thì việc một chủ tịch, hay bất kỳ ai rút tiền với số lượng lớn, là không hề đơn giản. ACB là một công ty đại chúng, khác hẳn với một doanh nghiệp tư nhân.
Thực tế mọi người hay nhìn vào phiên giảm 1,2% của ACB vào phiên 6/1, mà không nhìn lại phiên 3/1, tức là trước khi có tin đồn, thì ACB thậm chí còn giảm sâu hơn, tới 1,95%. Như vậy là, về logic, phiên giảm điểm của ACB thực ra không liên quan gì đến những đồn thổi thiếu căn cứ của cá nhân đó.
Tháng 9/2021, cũng là người tung tin đồn trên, đã thể hiện sự thiếu hiểu biết nghiêm trọng về nghiệp vụ ngân hàng, khi cho rằng sao kê từ thiện của một ca sĩ là thiếu minh bạch. Bà này đã dùng thuật ngữ “tạm khóa báo có”, cho biết ca sĩ đó đã dùng, và khi đó tiền đổ về tài khoản của cô được tạm treo tại đó, khi nào cô mở khóa, thì tiền lại đổ về. Vì thế sao kê là không minh bạch.
Sẽ rất khó để đánh giá sự minh bạch của cô ca sĩ trong sự việc nói trên. Nhưng rất dễ đánh giá sự thiếu hiểu biết của cá nhân tung tin đồn, khi giải thích thuật ngữ "tạm khóa báo có". Tiền chảy trong hệ thống ngân hàng không có việc tạm dừng để chờ người ta mở khóa rồi chảy vào như nước. Một khi tiền gửi đến bất thành, số tiền đó sẽ được hoàn lại cho người gửi. Vietcombank ngay sau đó cũng đã lên tiếng để giải thích thuật ngữ đó cho công chúng.


Canada là nước đầu tiên tuyên bố áp thuế trả đũa sau khi Mỹ công bố kế hoạch áp thuế đối ứng đối với hàng hoá nhập khẩu.
Liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định tiếp tục điều chỉnh tăng giá bán lẻ xăng dầu từ 15h chiều 3/4.
VN-Index vừa có phiên điều chỉnh mạnh nhất trong lịch sử với nhịp giảm gần 88 điểm, mất 6,68% - gần biên độ dao động tối đa là 7% theo quy chế giao dịch của HoSE.
Nhiều doanh nghiệp và hiệp hội ngành nghề đã tổ chức họp khẩn trong sáng 3/4 nhằm tìm giải pháp giảm thiểu thiệt hại, trước thông tin Mỹ áp dụng mức thuế đối ứng 46% đối với hàng hóa từ Việt Nam.
Thông tin Mỹ áp thuế 46% đối với hàng hóa Việt Nam đã gây chấn động thị trường, vượt xa mọi dự đoán từ giới chuyên gia, doanh nghiệp và cả chính các nhà đầu tư Mỹ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh áp thuế đối ứng với hơn 180 nền kinh tế, dự báo sẽ làm suy yếu nền kinh tế thế giới vốn đang mới phục hồi sau giai đoạn lạm phát ảnh hưởng bởi xung đột địa chính trị.
0